Ngư dân đợi vốn
Ông Nguyễn Đức Tuấn,ốnđóngtàuvẫnnéngưdânĐàNẵkq newcastle jets Giám đốc Công ty TNHH MTV Lộc Biển (phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), là chủ một cơ sở thu mua hải sản chế biến và xuất khẩu có quy mô nhỏ đóng tại khu vực Cảng cá Thọ Quang. Với mong muốn đẩy mạnh phát triển dịch vụ thu mua hải sản, mở rộng quy mô sản xuất, ông Tuấn đã quyết định nộp hồ sơ xin đóng mới tàu vỏ thép thực hiện dịch vụ hậu cần nghề biển theo Nghị định 67 của Chính phủ.
“Chúng tôi muốn đóng mới tàu dịch vụ hậu cần, tổ chức thu mua hải sản trực tiếp trên biển, sau đó vận chuyển về nhà máy chế biến và xuất khẩu theo một quy trình khép kính. Do vậy, ngay sau khi Nghị định 67 triển khai, công ty đã quyết định nộp hồ sơ đăng ký”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lộc Biển mong muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng vẫn chưa tiếp cận được tín dụng từ ngân hàng. Ảnh: VGP |
Theo hồ sơ đã được địa phương xét duyệt sơ bộ ban đầu, ông Tuấn đăng ký 2 tàu vỏ thép hành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá với công suất 1.300 CV/chiếc. Tổng vốn dự kiến khoảng 46 tỉ đồng, đăng ký vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Sông Hàn, Đà Nẵng.
Sau hơn 8 tháng kể từ ngày nộp đơn, hồ sơ của công ty ông Tuấn vẫn đang tắc ở ngân hàng. Nguyên nhân là do ông Tuấn muốn thay đổi thiết kế con tàu không đúng với mẫu tàu đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt nên ngân hàng không đồng ý cho vay. Ông Tuấn cho biết trong các mẫu thiết kế tàu cá do Bộ NN&PTNT ban hành, công ty đã chọn mẫu tàu dịch vụ DV-02-BNN. Tuy nhiên, mẫu thiết kế này có hạng mục hầm cấp đông quá nhỏ (kinh phí thực hiện 500 triệu đồng), không phù hợp với thực tế nên công ty muốn chỉnh sửa thiết kế.
Theo ông Tuấn, muốn làm hầm cấp đông 10 tấn/tàu, đảm bảo hoạt động dài ngày trên biển thì phải bỏ ra ít nhất 3 tỉ đồng lắp ráp máy móc thiết bị cũ, còn với máy mới thì số tiền này gấp 2-3 lần máy cũ. Đó là chưa tính các trang thiết bị khác.
“Chúng tôi đã làm việc với ngân hàng về thay đổi này, phía ngân hàng thông báo muốn sửa đổi thì phải có thiết kế sửa đổi được Bộ NN&PTNT phê duyệt và tổng kinh phí triển khai thì ngân hàng mới thẩm định hồ sơ có được vay vốn hay không”, ông Tuấn nói.
Ngoài lý do sửa đổi thiết kế tàu, một lý do khác làm ông Tuấn lo ngại hơn là phải có phương án sản xuất hiệu quả thuyết phục được ngân hàng. Trở ngại này làm cho ông Tuấn phân vân có nên bỏ ra khoảng 400 triệu đồng để chỉnh sửa thiết kế hay không vì sau khi có thiết kế ngân hàng mới thẩm định hồ sơ. “Nếu ngân hàng thẩm định hồ sơ không đạt thì chúng tôi sẽ mất số tiền này”.
Nhu cầu lớn nhưng ít người được vay
Ngoài trường hợp của Công ty Lộc Biển, tại Đà Nẵng còn có nhiều hồ sơ khác đang gặp vướng mắc, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để đóng tàu cá theo Nghị định 67. Như trường hợp các ông Trương Văn Chính và Lê Văn Dũng (phường An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng), nộp đơn đăng ký đóng tàu câu mực khơi.
Hồ sơ được địa phương thống nhất chuyển sang Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tại Đà Nẵng từ tháng 2/2015. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng thẩm định, hồ sơ của các ngư dân này đều không đạt kết quả do phương án sản xuất chưa rõ hiệu quả, chưa xác định được năng lực tài chính nên không được vay vốn.
Ban Chỉ đạo triển khai Nghị định 67 TP. Đà Nẵng cho biết, nhu cầu vay vốn đóng tàu cá là rất lớn, nhưng chỉ ít trong số đó đáp ứng đủ kiều kiện ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng, trong 16 hồ sơ chuyển sang ngân hàng thẩm định cho vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, đến nay mới có 5 cá nhân được phê duyệt vay vốn (2 tàu vỏ gỗ, 3 tàu vỏ thép). Số còn lại đang chờ kết quả thẩm định hoặc đã thẩm định nhưng không đủ điều kiện vay vốn, có trường hợp ngư dân đã rút hồ sơ.
Ông Tám cho biết vướng mắc, khó khăn lớn hiện nay là do hầu hết các tổ chức, cá nhân đóng mới tàu khai thác hải sản phải điều chỉnh mẫu thiết kế mà Bộ NN&PTNT đã ban hành để phù hợp với kinh nghiệm và ngư trường hoạt động. Vì vậy sẽ mất nhiều thời gian điều chỉnh thiết kế và kinh phí điều chỉnh thiết kế khá cao.
Mặt khác, ngân hàng thẩm định phương án sản xuất và vay vốn khá lâu so với quy định của Nghị định 67. Đây là những trở ngại lớn khiến ngư dân khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng./.
Theo chinhphu.vn