游客发表

【tỷ số albania】Tìm hiểu pháp luật: Hỏi, đáp về Luật Giao thông đường bộ

发帖时间:2025-01-10 15:14:04

(Tiếp theo)

Hỏi: Ông Nguyễn Văn A là Việt kiều mới về Việt Nam. Ở đất nước ông sống quy định người tham gia giao thông phải đi bên trái. Khi về Việt Nam ông điều khiển xe đạp đi bên trái nên bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Ông muốn hỏi quy tắc chung khi tham gia giao thông,ểuphpluậtHỏiđpvềLuậtGiaothngđườngbộtỷ số albania trường hợp vi phạm như trình bày trên thì sẽ xử phạt như thế nào ?

Đáp: Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định quy tắc chung giao thông đường bộ:

+ Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

- Trường hợp vi phạm của ông bị xử phat theo khoản 1, Điều 8 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đượng sắt: Cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với hành vi không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định.

Hỏi: Khi tôi tham gia giao thông có một số trường hợp xe cứu thương đi vào đường ngược chiều. Xin cho biết những xe nào được được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông? Nhà nước có quy định xử phạt đối với xe được quyền ưu tiên không?

 Đáp: Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ quy định quyền ưu tiên của một số loại xe:

- Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

+ Đoàn xe tang.

- Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

- Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

- Theo điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đượng sắt quy định: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định.

Hỏi: Xin cho biết về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị ?

Đáp: Theo Điều 79 Luật Giao thông đường bộ quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị có trách nhiệm:

- Xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định.

- Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả hành khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.

- Xe chở hàng phải hoạt động theo đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.

- Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời phải được che phủ kín không để rơi, vãi trên đường phố; trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật.

Hỏi: Tôi đi sai làn đường bị cảnh sát giữ lại và được yêu cầu thổi vào ống thổi đo nồng độ cồn. Tôi không đồng ý thực hiện thì có bị xử phạt không ? 

Đáp: Theo Điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định:  Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các phương tiện tương tự xe gắn máy không chấp hành ­­yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ  3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP: Người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 4 tháng đến 6 tháng. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Theo quy định tại Điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

    热门排行

    友情链接