您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kqbd usa】Bộ Tài chính 9 năm liên tiếp giữ vững vị trí top 3 về cải cách hành chính

Nhà cái uy tín7人已围观

简介Bộ Tài chính 9 năm liên tiếp đứng trong top 3Kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Bộ T ...

Bộ Tài chính 9 năm liên tiếp đứng trong top 3

Kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Bộ Tài chính năm 2022 lần lượt là: Công tác chỉ đạo,ộTàichínhnămliêntiếpgiữvữngvịtrítopvềcảicáchhànhchíkqbd usa điều hành cải cách hành chính đạt 98,27%; cải cách thể chế đạt 83,47%; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đạt 92,70%; cải các tổ chức bộ máy đạt 90,19%; cải cách chế độ công vụ đạt 81,57%; cải cách tài chính công đạt 96,28% và xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số đạt 90,38%.

Bộ Tài chính xếp thứ 3 về chỉ số cải cách hành chính

Bảng xếp hạng kết quả PAR INDEX năm 2022 các bộ, cơ quan ngang bộ.

Kết quả trên cho thấy, nhìn chung trong năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục được Bộ Tài chính quan tâm thực hiện, triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Bộ Tài chính đã được triển khai một cách thường xuyên, liên tục theo kế hoạch và trên cơ sở thực hiện các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ số cải cách TTHC ghi nhận sự biến động về kết quả và sự vào cuộc thực chất trong công tác cải cách hành chính tại Bộ Tài chính. Năm 2022 chỉ số này của Bộ Tài chính tăng 5,38% (từ 87,32% năm 2021 lên 92,70% năm 2022). Riêng năm 2022, Bộ Tài chính đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 134 TTHC; đơn giản hoá 169 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý. Theo đó, hiện nay tổng số TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn hiệu lực là 800 TTHC, đã giảm 96 TTHC so với cùng kỳ năm 2021 (tương ứng khoảng 12%).

Chỉ số cải cách tổ chức bộ máy cũng thể hiện những kết quả tích cực đạt được của Bộ Tài chính năm 2022 trong việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy những năm qua.

Về chỉ số cải cách tài chính công, Bộ Tài chính tiếp tục là một trong số các bộ dẫn đầu, đạt tỷ lệ trên 96%. Điều này cũng thể hiện rõ vai trò tiên phong của Bộ Tài chính trong quản lý và thực hiện các quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2022, chỉ số xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số của Bộ Tài chính tiếp tục đạt cao trên 90%. Với việc xác định “đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số” là một trong các đột phá trong Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Bộ Tài chính đã tập trung triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin lớn, cốt lõi bám sát chương trình chuyển đổi số, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp như lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc.

Gắn cải cách thủ tục hành chính với chuyển đổi số

Trong nhiều năm qua, Bộ Tài chính luôn tiên phong trong cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số. Điều đó đã khẳng định sự quyết tâm của Bộ Tài chính trong việc tạo ra những thay đổi căn bản, mang tính đột phá khi chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp sang phương thức quản lý tự động, hiện đại, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, trên có sở đó đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số.

Qua những kết quả đạt được, Bộ Tài chính rút ra một số bài học kinh nghiệm trong triển khai cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số của ngành như: sự quyết tâm chính trị và vào cuộc của người đứng đầu trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, xác định các TTHC trọng tâm ưu tiên để đề ra các giải pháp cải cách phù hợp, ưu tiên và phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh sự đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước, của xã hội.

Bộ Tài chính xếp thứ 3 về chỉ số cải cách hành chính

Ngành Thuế đã hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử cho 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh... Ảnh: Đức Minh

Thứ đến, cải cách TTHC phải đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả của các giải pháp cải cách; thường xuyên lấy ý kiến đánh giá, khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về việc giải quyết TTHC và triển khai dịch vụ công trực tuyến để làm cơ sở hoàn thiện về chính sách, quy trình và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính.

Tiếp theo,cải cách và đổi mới xây dựng thể chế tài chính là tiền đề cho cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính; tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải cách thể chế, chính sách tài chính theo hướng chủ động, linh hoạt, đồng bộ; đồng thời, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cải cách TTHC, chuyển đổi số lĩnh vực tài chính.

Đặc biệt, cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số phải xuất phát từ việc chuyển đổi về nhận thức. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt về cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số trong toàn ngành Tài chính, người dân, doanh nghiệp và xã hội, góp phần thay đổi tư duy, cách làm việc thủ công sang môi trường số. Từ sự thay đổi tư duy, nhận thức và quyết tâm của các cơ quan, đơn vị trong ngành để dẫn dắt thay đổi tư duy, nhận thức và sự tham gia của xã hội.

Cùng với đó là việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ gắn với chuyển đổi số quốc gia./.

Tags:

相关文章