您的当前位置:首页 > La liga > 【ket qua tran bi】Cải cách để đảm bảo tăng trưởng 正文

【ket qua tran bi】Cải cách để đảm bảo tăng trưởng

时间:2025-01-25 06:20:34 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Trung Quốc đang từng bước tiến hành cải cách nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng. CEWC, thường diễn ra ket qua tran bi

cai cach de dam bao tang truong

Trung Quốc đang từng bước tiến hành cải cách nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng.

CEWC,ảicáchđểđảmbảotăngtrưởket qua tran bi thường diễn ra vào tháng 12 hàng năm, được coi như một cánh cửa để thu thập các thông tin phục vụ cho việc định hướng nền kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong năm tiếp theo. Do ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu đang gia tăng từng ngày, nên hội nghị này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của thế giới.

Thực tế, một số sự kiện lớn đã diễn ra trong năm nay nên CEWC sắp tới được chú ý một cách đặc biệt. Thứ nhất, là nền kinh tế Trung Quốc đã sa sút một cách nghiêm trọng chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tăng trưởng của nền kinh tế thế giới thứ hai này được dự báo sẽ không tới 7% trong năm nay. Dự báo lạc quan cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 cũng chỉ dao động trong khoảng từ 6,3% tới 6,8%. Thứ hai, kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (từ năm 2016 tới năm 2020) của Đảng Cộng sản Trung Quốc được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 hồi tháng 10-2014, trong đó đặt ra mục tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 so với năm 2010. Thứ ba, hồi đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc dữ dội, cùng với đó là các biện pháp quyết liệt của chính phủ để hỗ trợ cho thị trường. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế có cái nhìn rất tiêu cực. Thứ tư, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã quyết định đưa đồng nhân dân tệ (NDT) vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế cùng với chiến lược quốc tế “Một vành đai, Một con đường” đã được khởi xướng. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ sớm đi vào hoạt động; Ý tưởng “đổi mới, hợp tác, xanh, mở và chia sẻ” để phát triển đã được đưa ra và khái niệm mới về “cải cách nguồn cung” cũng đã được đặt ra. Không chỉ vậy còn có các yếu tố bên ngoài như Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được thông qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra các biện pháp nới lỏng định lượng mới, và ở Mỹ, lãi suất cũng có nhiều khả năng tăng lên.

Trong 4 CEWC trước đây, mục tiêu “tìm kiếm sự tăng trưởng trong bối cảnh ổn định” luôn được đề cao và lịch sử có thể sẽ lặp lại trong CEWC. Tuy nhiên, do nền kinh tế Trung Quốc đã và đang đi xuống và do đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2020 so với năm 2010, nên Bắc Kinh sẽn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo “sự tăng trưởng” trong năm tới. Hơn nữa, khi kế hoạch 5 năm lần thứ 13 bắt đầu vào năm 2016, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương sẽ cần phải nỗ lực lớn để có được một sự khởi đầu tốt đẹp.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng GDP hiện tại suy giảm, không có nghĩa là GDP các năm tới cũng sụt giảm và nó vẫn là “một yếu tố quan trọng hàng đầu” để thúc đẩy phát triển. Do đó, “đảm bảo tăng trưởng” chắc chắn sẽ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Vấn đề hiện nay là làm thế nào có thể đảm bảo được sự tăng trưởng?

Gần đây, trong cuộc họp của Nhóm lãnh đạo Trung ương về Tài chính và Kinh tế, ông Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp cải cách đó là thúc đẩy kinh tế vĩ mô vững mạnh, công nghiệp mũi nhọn, kinh tế vi mô linh hoạt, cải cách vững chắc, xã hội ổn định, cũng như những nỗ lực để từng bước tái cơ cấu nguồn cung. Trong một bài viết của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đăng trên trên tạp chí “Nhà Kinh tế” có đoạn viết: “Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường cải cách, mở cửa rộng hơn ra thế giới bên ngoài và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế”. Do đó, có thể thấy rằng cải cách là con đường duy nhất để Trung Quốc đảm bảo tốc độ tăng trưởng.