Cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 2/4. Ảnh: H.Y Chính phủ thống nhất mục tiêu tăng trưởng 6,óduytrìtốcđộtăngtrưởngcaonhưquýty le nha7%
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế xã hội, tháng 3 và 3 tháng đầu năm tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều điểm nổi bật. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I/2018 tăng 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 5,15% của cùng kỳ năm 2017 và mức tăng 5,48% của cùng kỳ năm 2016.
Tăng trưởng cao như vậy song lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0,27% so với tháng trước (cùng kỳ tăng 0,21%). Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh ước đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% (cùng kỳ tăng 12,8%), trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn cùng kỳ, tiếp tục xuất siêu 1,3 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó vốn đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng 41,9% và tăng tới 16,9%.
Cùng với đó, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh, chỉ số VNIndex đã vượt đỉnh (1.170 điểm) 11 năm qua, cho thấy niềm tin thị trường rất tốt.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế. Đó là, tuy số doanh nghiệp (DN) thành lập mới có tang, nhưng mức tăng thấp hơn cùng kỳ (cùng kỳ năm trước có gần 26.500 DN đăng ký thành lập mới, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước đó; số vốn đăng ký tăng 45,8%). Có trên 12.000 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,9%, số DN giải thể trên 3.300 (trên 91% là DN nhỏ), tăng 1,6% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, vốn đầu tư phát triển của khu vực nhà nước tăng thấp hơn cùng kỳ, chỉ tăng 4,4% (trong khi cùng kỳ năm 2017 tăng 5,3%, năm 2016 tăng 5,9%) và thấp hơn các khu vực khác (khu vực ngoài nhà nước tăng 16,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1%). Đáng lưu ý, giải ngân từ vốn ngân sách trung ương quản lý vẫn tăng thấp (khoảng 4,2%), trong khi đó vốn ngân sách địa phương tăng 10,5%.
Mặc dù CPI tháng 3 giảm và quý I tăng thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, không thể chủ quan về lạm phát. Công nghiệp chế biến chế tạo trong thời gian tới khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ do trong năm 2017 và quý I vừa qua đã tăng rất cao. Thương mại có thể gặp khó khăn do áp lực bảo hộ thương mại và các biện pháp phòng vệ từ các nước.
Tình hình vi phạm môi trường, tai nạn giao thông, cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra hơn 1.000 vụ cháy nổ, làm 33 người chết, 66 người bị thương, có những vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy tại chung cư Carina (TPHCM)…. Về tình hình tăng trưởng những tháng còn lại của năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ 2 kịch bản. Kịch bản 1 là tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%. Đây là mục tiêu tương đối khả thi với điều kiện các giải pháp đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP và bối cảnh có nhiều thuận lợi, nền kinh tế không bị tác động lớn do những yếu tố bất lợi từ kinh tế thế giới. Kịch bản 2 là tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,8%. Đây là kịch bản phấn đấu để các ngành, các cấp nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội trong điều kiện thuận lợi cả ở trong nước và quốc tế, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò động lực chính và đạt tốc độ tăng trưởng cao. “Chính phủ thống nhất mục tiêu phấn đấu đạt tối thiểu là 6,7% và cố gắng đạt cao hơn để tạo đà cho năm 2019 và các năm tiếp theo. Do đó, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không hài lòng, tự mãn với những kết quả đã đạt được; cần phải kiên trì, khẩn trương thực hiện hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất giải pháp phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới...”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết. Duy trì tốc độ GDP cao liên tục là không đơn giản
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của PV TBTCVN nêu về cơ sở đưa ra dự báo tăng trưởng GDP theo quý sẽ giảm dần về cuối năm ở cả hai kịch bản tăng trưởng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, đặc điểm của tăng trưởng GDP năm nay là quý I tăng cao do đà tăng mạnh quý III, IV năm ngoái. Để duy trì tốc độ GDP cao liên tục sẽ là không đơn giản. Hơn nữa, quý I/2017 có mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng trên 5,15%. Do so sánh với nền thấp như vậy, nên tốc độ tăng trưởng quý I năm nay có cơ hội cao hơn. Ngược lại, nếu so với nền cao như các quý III, IV năm 2017 thì quý III, quý IV năm 2018 sẽ khó có mức tăng cao như quý I vừa qua.
Một nguyên nhân nữa được Thứ trưởng Lê Quang Mạnh nêu ra là trong năm 2017 có một số yếu tố tăng đột biến đã đóng góp tích cực vào mức tăng chung ở các quý sau như Samsung, Formosa. Tuy nhiên với năm 2018 này, ở quý I chúng ta đã huy động cơ bản tốt cả 3 lĩnh vực phục vụ tăng trưởng, các nhân tố cho sự tăng trưởng đột biến cuối năm nay lại chưa thể hiện rõ, nên việc tính toán phải dựa trên số liệu thực tế.
Bên cạnh đó, dù bối cảnh quốc tế và trong nước nhiều thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chu kỳ biến động tăng trưởng kinh tế quốc tế sau 10 năm cũng có thể có suy thoái. Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lớn lên điều hành tỷ giá, lãi suất trong nước. Với rủi ro tiềm ẩn này, Chính phủ đã thông qua kịch bản theo hướng duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, thận trọng trong điều hành, sao cho duy trì tăng trưởng bảo đảm bền vững, không chỉ trong năm nay mà cả các năm tiếp theo. H.Y |