【kết quả hạng nhất hàn quốc】Giải pháp bảo mật an toàn và hạn chế rủi ro khi sử dụng mã OTP
Các chiêu lừa đều nhắm đến OTP
Mã OTP hiện đang được đông đảo người dùng Việt sử dụng như là bước xác thực thứ hai (sau mật khẩu) khi đăng nhập một tài khoản dịch vụ mạng (email,ảiphápbảomậtantoànvàhạnchếrủirokhisửdụngmãkết quả hạng nhất hàn quốc mạng xã hội, OTT...) hoặc khi muốn thực hiện một giao dịch (thanh toán, chuyển tiền...). Nó được xem là yếu tố bảo mật cuối cùng trước khi việc đăng nhập tài khoản hoặc lệnh giao dịch được thực thi. Điều này khiến mã OTP thành đích ngắm của tội phạm mạng. Rất nhiều trò lừa đảo gần đây đều nhắm đến việc thu thập mã OTP của người dùng: dọa khóa SIM do chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao; mạo danh ngân hàng thu thập thông tin; phát tán tin nhắn mạo danh ngân hàng; giả mạo website của các doanh nghiệp, ngân hàng, sàn giao dịch điện tử...; giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án; chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook, Telegram...
Chúng đều có điểm chung là dụ nạn nhân cung cấp mã OTP để chiếm đoạt tài khoản hoặc thực thi một lệnh chuyển tiền. Táo tợn hơn, gần đây còn xuất hiện cả chiêu lừa cài app giả mạo hòng chiếm quyền điều khiển điện thoại từ xa. Từ đó, tội phạm mạng có thể âm thầm thực hiện các thao tác chuyển tiền. Không ít người dùng đã bị mất hàng tỉ đồng. "Các vụ tấn công này đã phần nào cho thấy điểm yếu của hệ thống xác thực sử dụng OTP" - ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng NCS, nói và cho hay OTP thường được sử dụng thành yếu tố thứ hai trong các giao dịch xác thực hai yếu tố, trong đó yếu tố đầu tiên là mật khẩu. Tuy nhiên, thông thường người sử dụng sẽ dùng điện thoại giao dịch cũng là điện thoại chứa SIM nhận mã OTP hay chứa email nhận mã OTP. Điều này khiến cho nếu thiết bị bị kiểm soát, hacker sẽ có cả hai yếu tố để thực hiện xác thực một giao dịch hoàn chỉnh.