Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã CK: BID) vừa có tờ trình xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc sửa đổi điều lệ. Theămbỏtrốngaisẽngồighếnótỷ số trận bỉo đó, từ quy định Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật sẽ được sửa thành Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật.
Trên thực tế, cách đây 2 năm, BIDV từng quyết định thay đổi người đại diện pháp luật từ vị trí Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc, sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 9/2016.
Hiện, Tổng giám đốc BIDV là ông Phan Đức Tú (SN 1964) được giao là người đại diện pháp luật cho BIDV. Ông Bùi Quang Tiên (sinh năm 1959) - Ủy viên phụ trách điều hành HĐQT của BIDV nhiệm kỳ 2017 – 2022 là người đại diện cho 30% vốn Nhà nước tại ngân hàng này. Ông Bùi Quang Tiên mới phụ trách từ 1/5/2018. Trước đó, vị trí này được giao cho ông Trần Anh Tuấn, ngay sau khi ông Trần Bắc Hà rời ghế Chủ tịch HĐQT.
Như vậy, trong suốt 2 năm qua BIDV vẫn khuyết ghế Chủ tịch HĐQT. Động thái xin thay đổi người đại diện pháp luật của ngân hàng lần này làm rộ lên đồn đoán về việc BIDV sắp có Chủ tịch sau khi đề xuất này được cổ đông thông qua. Nếu đồn đoán này thành hiện thực thì 1 trong 2 người sau đây rất có thể sẽ trở thành tân Chủ tịch của ngân hàng lớn nằm trong nhóm “Big 4” này: ông Phan Đức Tú hoặc ông Bùi Quang Tiên.
Trong một diễn biến khác, BIDV cũng vừa công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 với con số khả quan so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, thực tế ngân hàng này đang phải tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, trong khi lợi nhuận quý III giảm đáng kể so với quý II.
Tính đến 30/09/2018, tổng tài sản đạt 1.268.413 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi khách hàng đạt 953.513 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 968.752 tỷ đồng, tăng 11,75%. Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm đạt 32.865 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mảng hoạt động đều đạt kết quả tích cực.
Kết quả là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng BIDV tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.254 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch kinh doanh năm 2018. Tuy nhiên, nếu so với lợi nhuận quý trước (2.551 tỷ đồng), BIDV sụt giảm lợi nhuận trong quý III xuống còn 2.217 tỷ đồng.
Một vấn đề khác, tình hình nợ xấu của BIDV cũng đáng chú ý khi tại thời điểm 30/9 ngân hàng có tổng cộng hơn 17.041 tỷ đồng, tăng 21% so với thời điểm đầu năm. Dẫu vậy xét về tỷ số tương đối thì tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng này chỉ chiếm 1,75% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Nguyễn Huệ
BIDV vừa công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 với con số khả quan so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, thực tế ngân hàng này đang phải tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, trong khi lợi nhuận quý III giảm đáng kể so với quý II.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID) cho biết, tính đến 30/09/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1.268.413 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5% so với đầu năm, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm trước.
Tiền gửi khách hàng đạt 953.513 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 968.752 tỷ đồng, tăng 11,75%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ và SME, dư nợ ngắn hạn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN.
Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm đạt 32.865 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mảng hoạt động đều đạt kết quả tích cực.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 25.616 tỷ đồng, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm trước; thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 2.541 tỷ đồng, tăng trưởng 18,74 %; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 797 tỷ đồng, tăng 55%; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt gần 682 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 221 tỷ đồng; thu từ hoạt động khác đạt 2.866 tỷ đồng.