88Point88Point

【nhận định soi kèo bóng đá ngoại hạng anh】Dịch vụ công trực tuyến kho bạc đã phủ rộng cả nước

Cán bộ Kho bạc Nhà nước đang hướng dẫn cán bộ kế toán

Cán bộ Kho bạc Nhà nước đang hướng dẫn cán bộ kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Hạnh Thảo

Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống KBNN trong việc khắc phục mọi khó khăn để đưa kho bạc đến gần hơn nữa với khách hàng và xã hội qua mạng Internet.

Cả hệ thống vào cuộc

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN cho biết,ịchvụcôngtrựctuyếnkhobạcđãphủrộngcảnướnhận định soi kèo bóng đá ngoại hạng anh thời gian đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc xảy ra. Cụ thể như, các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) vẫn quen với việc giao dịch trực tiếp với cán bộ kho bạc để nhận được phản hồi nhanh chóng; cơ sở vật chất của một số đơn vị giao dịch chưa đáp ứng được yêu cầu để tham gia sử dụng DVCTT; chương trình DVCTT của KBNN trong thời gian đầu còn có một số lỗi trong quá trình thực hiện giao dịch…

Tuy nhiên, với quyết tâm trở thành kho bạc điện tử, toàn hệ thống đã vào cuộc. Đầu tiên, KBNN đã tập trung cải tiến, hoàn thiện chức năng phần mềm ứng dụng, tăng cường hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng triển khai cho khoảng 90.000 đơn vị SDNS tham gia hệ thống, với lượng chứng từ giao dịch hàng ngày từ 150.000 đến 200.000 chứng từ, kèm theo là lượng hồ sơ phục vụ kiểm soát chi rất lớn. Đồng thời, KBNN đã xây dựng và cung cấp ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động, cho phép chủ tài khoản, kế toán trưởng các đơn vị SDNS có thể nhận, tra cứu thông tin về biến động số dư tài khoản, trạng thái xử lý hồ sơ giao dịch trên các điện thoại thông minh.

Tiếp đến, KBNN đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong hệ thống tổ chức tuyên truyền về lợi ích khi tham gia DVCTT, tổ chức đào tạo tập huấn cho KBNN tỉnh, thành phố và giao nhiệm vụ cho các đơn vị KBNN tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị SDNS trên địa bàn. Bên cạnh đó, KBNN đã tổ chức Đội hỗ trợ tại KBNN trung ương thông qua các kênh hỗ trợ từ xa; các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố lập đội hỗ trợ hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện…

Về phía KBNN các tỉnh đã thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của KBNN và đã khắc phục khó khăn, tích cực, chủ động trong việc báo cáo xin chỉ đạo của UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tuyên truyền, vận động các đơn vị SDNS về mục đích, lợi ích của DVCTT mang lại.

Sẽ trình Bộ Tài chính ban hành thông tư về giao dịch điện tử

Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ trình Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động KBNN thay thế Thông tư số 133/2017/TT-BTC ngày 5/12/2017 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN làm căn cứ để hướng dẫn đơn vị giao dịch trực tuyến với hệ thống KBNN. Đồng thời, có các quy định bổ sung căn cứ pháp lý về việc công bố chuẩn kết nối và tích hợp vào hệ thống dịch vụ công để mở rộng triển khai kết nối hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp với hệ thống dịch vụ công trực tuyến để điện tử hóa đầy đủ và liên thông giữa đơn vị giao dịch và KBNN.

Ngoài việc một số KBNN tỉnh thành lập tổ triển khai DVCTT tại từng KBNN do giám đốc hoặc phó giám đốc làm tổ trưởng, thì các đơn vị KBNN còn xây dựng phương án hỗ trợ vận hành hệ thống DVCTT cho đơn vị giao dịch. Các KBNN đã xây dựng phương án hỗ trợ vận hành hệ thống DVCTT cho đơn vị giao dịch, phân công, bố trí cán bộ nghiệp vụ kiểm soát chi, kế toán nhà nước, kỹ thuật tin học phối hợp chặt chẽ với KBNN để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng DVCTT; nắm bắt các vướng mắc phát sinh để từ đó có biện pháp tháo gỡ nhanh chóng.

Với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt của KBNN và KBNN các tỉnh, thành phố cũng như thực hiện tốt khâu tuyên truyền nên trong thời gian qua, KBNN đã nhận được sự ủng hộ và phối hợp tốt từ phía các đơn vị SDNS và các cơ quan về tổ chức triển khai DVCTT của hệ thống KBNN. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 (nhất là giai đoạn cách ly xã hội để phòng chống dịch) - đây là khó khăn thách thức nhưng cũng là cơ hội để KBNN đẩy mạnh triển khai DVCTT - số giao dịch qua DVCTT đã tăng mạnh.

Kế hoạch cho chặng đường tiếp theo

DVCTT chính là một kênh giao dịch điện tử để đưa KBNN đến gần hơn nữa với khách hàng và xã hội qua mạng Internet. Hơn nữa, DVCTT đã góp phần hiện đại hóa công tác kiểm soát chi tại KBNN. Qua DVCTT, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra, giám sát được tình trạng xử lý hồ sơ của cán bộ, từ đó, làm tăng trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Với quan điểm xây dựng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 lấy công nghệ thông tin làm khâu đột phá thì giao dịch qua DVCTT sẽ là xu thế tất yếu của KBNN. Do vậy, theo ông Đỗ Bảo Ngọc, để DVCTT ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh triển khai DVCTT.

Theo đó, KBNN sẽ trình Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động KBNN thay thế Thông tư số 133/2017/TT-BTC ngày 5/12/2017 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN làm căn cứ để hướng dẫn đơn vị giao dịch trực tuyến với hệ thống KBNN. Đồng thời, có các quy định bổ sung căn cứ pháp lý về việc công bố chuẩn kết nối và tích hợp vào hệ thống dịch vụ công để mở rộng triển khai kết nối hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp với hệ thống DVCTT để điện tử hóa đầy đủ và liên thông giữa đơn vị giao dịch và KBNN.

Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống DVCTT bổ sung các thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản của đơn vị giao dịch tại KBNN và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Qua đó, hoàn thành chỉ tiêu 100% các DVCTT của KBNN được nâng lên mức 4.

Song song với việc xây dựng và triển khai bổ sung phân hệ lưu trữ điện tử cho hệ thống DVCTT, KBNN tiếp tục triển khai liên thông nghiệp vụ giữa DVCTT với TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và các hệ thống thanh toán, góp phần quan trọng trong việc cải tiến quy trình nghiệp vụ và nâng cao năng suất lao động cho cán bộ, công chức KBNN.

Tiếp tục tích hợp dịch vụ công trực tuyến còn lại của KBNN lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đối với việc triển khai mở rộng các dịch vụ thu phạt vi phạm hành chính.

KBNN sẽ đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm kết nối, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa KBNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương đạt hiệu quả, như kết nối vào hệ thống Giám sát đánh giá đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có được thông tin về dự án đầu tư. Đồng thời, nâng cấp hệ thống TABMIS và các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ KBNN (như DVCTT, thanh toán song phương/liên ngân hàng, đầu tư kho bạc, quản lý thu ngân sách…) trên cơ sở cải cách về chính sách, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, chức năng phần mềm và nền tảng công nghệ để hình thành Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS) nhằm cơ bản hình thành Kho bạc số vào năm 2030.

100% đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký tham gia dịch vụ công trực tuyến

Tính từ thời gian đầu triển khai đến 30/11/2020, trên toàn hệ thống kho bạc nhà nước đã có 91.273 đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 100% (loại trừ các đơn vị thuộc khối an ninh quốc phòng và các tổ chức hội nghề nghiệp). Riêng trong tháng 11/2020 đã có 1,73 triệu giao dịch qua vụ công trực tuyến trên tổng số 1,76 triệu giao dịch chi ngân sách nhà nước, đạt tỷ lệ 98%. Hiện có 10/64 đơn vị có tỷ lệ giao dịch qua vụ công trực tuyến đạt 100%, 52/64 đơn vị kho bạc nhà nước có tỷ lệ giao dịch qua vụ công trực tuyến đạt trên 90%.

Vân Hà

赞(711)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định soi kèo bóng đá ngoại hạng anh】Dịch vụ công trực tuyến kho bạc đã phủ rộng cả nước