游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:46:31
Tháo gỡ các khó khăn để phát triển khu công nghiệp Đề xuất sửa đổi cơ chế Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp Huy động nguồn lực,áttriểnhệsinhtháiđểdoanhnghiệpkhôngquotcôđơnquottrongkhucôngnghiệkể qua bong da thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp |
Doanh nghiệp còn "cô đơn"
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước có 418 KCN đã thành lập. Với 298 KCN đã đi vào hoạt động thì có tới 272 KCN đã vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Các doanh nghiệp trong KCN đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo một khảo sát từ Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), có tới 50% KCN chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái và 20% hiểu rõ KCN phát triển bền vững cần bảo đảm cân đối về phát triển đồng thời của 4 trụ cột EESG (kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 22% KCN có chứng chỉ hệ thống quản lý quốc tế, nhưng có tới 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp về các mặt tài chính, xã hội và môi trường. |
Vì thế, các KCN đã trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc phát triển KCN thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, đó là sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu gắn kết; sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên; ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên và môi trường sống quanh KCN…
Chia sẻ tại Diễn đàn "Thúc đẩy phát triển bền vững KCN Việt Nam" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức dưới sự chỉ đạo của VCCI vào ngày 28/3, ông Trần Tiến Dũng, Ủy viên Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho hay, cơ hội đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu không chia đều, trong khi Việt Nam đang chậm bước hơn so với nhiều quốc gia về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vì thế, phát triển bền vững là nội dung bắt buộc các nhà đầu tư phát triển KCN và ngành nghề liên quan phải làm.
Hiện Chiến lược quốc gia về phát triển xanh giai đoạn 2021-2030 cũng như cam kết của Chính phủ tại COP26 đã đặt ra yêu cầu về khu vực sản xuất công nghiệp theo hướng xanh, bền vững. Vì thế, bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mô hình KCN truyền thống cần được thay đổi và phát triển theo hướng bền vững, tiệm cận với yêu cầu quốc tế.
Trong đó, hệ sinh thái công nghiệp cần được phát triển như một hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm của quá trình sản xuất đầu ra này có thể là quá trình đầu vào của quá trình sản xuất khác. Tương tự, các sản phẩm phụ hay sản phẩm thải bỏ của một quá trình sản xuất cũng là nguyên liệu hữu ích đầu vào cho một quy trình sản xuất khác.
Diễn đàn Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam. Ảnh: HD |
Về hệ sinh thái KCN, theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam là yếu về tài chính, rủi ro về đầu tư và “cô đơn” trong KCN, nhất là giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay thì nếu chỉ kinh doanh các chi tiết nhỏ lẻ sẽ rất khó bán hàng, nên các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần kết nối theo chiều ngang, chiều dọc để sản xuất thành các cụm chi tiết.
Dẫn thực tế tại Nhật Bản, PGS.TS. Nguyễn Đăng Tuất cho biết, có KCN chỉ có 28 doanh nghiệp sản xuất chế hoà khí cho tất cả các loại xe máy, nhưng các doanh nghiệp này chung nhau về công nghệ, cùng hợp tác thu mua nguyên liệu, xử lý rác thải… nên đã tạo thành chuỗi sản xuất hùng mạnh, cung ứng được sản phẩm cho nhiều hãng sản xuất lớn.
Gỡ "điểm nghẽn" về chính sách
Thực tế từ các hoạt động xuất nhập khẩu cho thấy, các sản phẩm đảm bảo chất lượng và có trách nhiệm với môi trường có lợi thế cạnh tranh cao hơn, đặc biệt đối với các thị trường phát triển.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi xây dựng KCN sinh thái được các doanh nghiệp phản ánh là vẫn gặp phải những khó khăn như thiếu sự đồng bộ giữa các quy định, điển hình như về tái sử dụng nước và chất thải trong KCN. Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý KCN có giới thiệu về mô hình KCN sinh thái với chỉ tiêu cụ thể là phải có 20% doanh nghiệp trong KCN thực hiện sản xuất sạch hơn... Nhưng quy định này không cụ thể thế nào là "sạch hơn" hay như thế nào là "sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn"... khiến doanh nghiệp lúng túng trong thực hiện.
Mặt khác, chi phí thực hiện các giải pháp chuyển đổi hoặc xây dựng mới KCN sinh thái đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hoặc các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong khi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn…
Vì thế, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, những "điểm nghẽn" về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc phát triển bền vững cần được chỉ rõ, để từ đó tạo thành những chỉ dấu cho các khuyến nghị về chính sách và thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc xây dựng, vận hành các KCN bền vững tại Việt Nam.
Còn theo bà Vương Thị Minh Hiếu, chuyển hướng KCN bền vững cần thực hiện từ cấp độ doanh nghiệp với những giải pháp hiệu quả để sản xuất sạch hơn hoặc sử dụng năng lượng tái tạo… Nhưng cũng cần vai trò của UBND các tỉnh trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, để hỗ trợ việc kết nối và thực hiện các sáng kiến KCN sinh thái, cũng như chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong KCN.
Từ góc độ là nhà đầu tư phát triển KCN, bà Trần Thị Tố Loan, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Sao Đỏ kiến nghị những hỗ trợ về nguồn vốn và tài chính cũng như sự đảm bảo hơn về quy định pháp lý. Cùng với đó, bà Loan cũng đề nghị xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn để khuyến khích doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接