【ti so bong da hom nay】Chỉ 1,8% doanh nghiệp hiểu kỹ về phòng vệ thương mại

Nhà cái uy tín 2025-01-11 22:39:44 5

chi 18 doanh nghiep hieu ky ve phong ve thuong mai

Việt Nam mới có 2 lần sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có mặt hàng thép không gỉ cán nguội. Ảnh: internet.

Đây là con số được ông Tô Thái Ninh, Phó trưởng Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đưa ra tại hội thảo “Kinh nghiệp ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” ngày 16-12.

Theo ông Ninh, đây là con số rất đáng buồn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng. Cùng với đó, khó khăn của doanh nghiệp là khả năng tập hợp lực lượng huy động nguồn lực tham gia các vụ kiện. Phía doanh nghiệp cho rằng khó sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại bởi biện pháp này đòi hỏi nguồn lực lớn không chỉ là con người mà còn tốn kém tiền của. Hơn nữa, để tập hợp lực lượng doanh nghiệp tham gia các vụ kiện cũng gặp khó khăn bởi liên quan đến xung đột lợi ích của các doanh nghiêp.

Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thẳng thắn nói: “Tôi cho rằng có 2 điều không nên là doanh nghiệp tự tin đến mức không tìm hiểu pháp luật phòng vệ thương mại, đồng thời tính cộng đồng của các doanh nghiệp không cao dẫn tới thực tế khi áp lực hàng hóa nhập khẩu tràn vào nhưng vẫn cho rằng không phải việc của mình. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, trong vấn đề này sẽ xảy ra tình trạng chết cả ngành sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp cần có sự phối hợp thì mới duy trì được”.

Ông Ninh cho biết, trong quá trình hội nhập, xu hướng sử dụng các biện páp phòng vệ càng mạnh. Các biện pháp này sẽ được áp dụng phổ biến khi hàng rào thuế quan dần bị dỡ bỏ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất mà các nước sẽ áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là các nước ASEAN.

Vì thế, doanh nghiệp sẽ phải chống đỡ với nhiều vụ việc phòng vệ thương mại mà các nước áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. “Doanh nghiệp cần có nhận thức rõ ràng hơn, chủ động, tích cực tìm hiểu những biện pháp này hơn, đặc biệt phải coi đó như là một chiến lược sản xuất kinh doanh. Khi chúng ta chủ động ứng phó thì chúng ta mới giữ được thị trường”, ông Ninh khuyến cáo.

Trên thực tế, trong 9 tháng năm 2015, Việt Nam đã phải đối mặt với 13 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó có đến 8 vụ do các quốc gia ASEAN kiện. Như vậy, hội nhập và tác động khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhất là khi các nước ASEAN đã sử dụng biện pháp này tương đối thuần thục như Indonesia, Malaysia.

Trong khi đó, kể từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam mới chỉ sử dụng công cụ phòng vệ này được... 2 lần.

Cụ thể, vụ việc đầu tiên là áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng dầu cọ tinh luyện (năm 2012). “Đây có thể coi là điểm nhấn đầu tiên trong công tác phòng vệ thương mại của Việt Nam, mặc dù kết quả thuế không cao”, ông Ninh nói.

Vụ việc thứ 2 là áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan vào thị trường Việt Nam với biên độ chống bán phá giá từ 3,07% đến 37,29%.

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/223a791965.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền

Ngày đầu năm 2023, xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông làm 13 người chết

Bình Phước: Trao trả 3 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Ngăn chặn kịp thời vụ dùng hung khí giải quyết mâu thuẫn

Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch

Án mạng sau cuộc nhậu khiến 1 người tử vong

Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Tai nạn làm 3 người chết ở Gia Lai: Tài xế kể lại khoảnh khắc gặp nạn

友情链接