Doanh nghiệp kỳ vọng vào nhóm chính sách liên quan tới chiến dịch vắc xin | |
Doanh nghiệp bảo vệ sản xuất trong khi chờ vắc xin | |
Doanh nghiệp cần nhiều chính sách hỗ trợ cấp bách về vốn,ắcxinvềcơchếlàđộnglựclớnnhấtchodoanhnghiệpphụchồunion saint gilloise vắc xin |
Doanh nghiệp luôn cần các cải cách về môi trường kinh doanh, thể chế. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đối với 1.500 doanh nghiệp thành viên về ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay có 57% doanh nghiệp cho biết đang hoạt động rất cầm chừng, 38% doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, còn 2,6% doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động hoặc chờ giải thể, chỉ có 1,4% các doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.
Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Những kết quả trên đây cho thấy, các doanh nghiệp vẫn hết sức khó khăn. Vì thế, TS. Vũ Tiến Lộc đã cho rằng, phục hồi doanh nghiệp đang trở thành một mệnh lệnh. Tuy nhiên, việc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách tài khoá, tín dụng… chỉ là hữu hạn, trong khi những nỗ lực khơi thông thị trường, cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục kinh doanh… luôn là vô hạn và là động lực lớn nhất cho sự phát triển.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó bao gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi dịch với số tiền khoảng 26.000 tỷ đồng.
Nhận xét về các chính sách này, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết, Nghị quyết 68 là đòn bẩy để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động trong giai đoạn khó khăn này.
Tuy nhiên, ông Mạc Quốc Anh cho hay, như gói hỗ trợ lần thứ nhất, các thủ tục thực hiện thường mất từ 45 ngày, thậm chí 3 tháng mới nhận được hỗ trợ. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn đối với gói hỗ trợ này, Chính phủ có kế hoạch triển khai một cách cụ thể, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Bên cạnh đó, đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô đề xuất, cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh thành nên có giải pháp đó là thành lập tổ công tác vắc xin doanh nghiệp.
“Trong đó, vắc xin thứ nhất là có nguồn lực nhanh nhất, sớm nhất, chính xác nhất tìm vắc xin cho người lao động, cho lãnh đạo của các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, nhà máy đông lao động. Vắc xin thứ hai là về cơ chế chính sách, điều kiện thủ tục hành chính còn đang làm cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", ông Mạc Quốc Anh nói.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Vũ Tiến Lộc bày tỏ, ngay trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tâm sự: Họ không cần tiền, chỉ cần cơ chế.
Nói riêng về cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho hay, khâu bán lẻ là một trong khâu đầu ra sản xuất, đầu vào thiết yếu của các gia đình nên các cấp cần quan tâm hơn làm sao hoạt động bán lẻ nhịp nhàng hơn, phục vụ phòng dịch tốt hơn và nhân văn hơn. Nên cần các giải pháp như: tạo “luồng xanh” cho hàng hóa đi, không để hàng hóa nhất là nông sản, thực phẩm bị ách tắc; mở cửa rộng rãi, không chèn ép, không tạo chiết khấu cao của một số siêu thị…
Tương tự, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội hàng không Việt Nam nhận định, khó khăn hiện nay cho các doanh nghiệp hàng không không chỉ là khó khăn hiện tại, mà còn là thách thức khi phục hồi như thế nào để phục hồi nhanh nhất.
Vì thế, vị này đề xuất cần sớm triển khai tiêm vắc xin, sớm công nhận hộ chiếu vắc xin trong thời gian sớm nhất để tránh “chậm chân” so với các thị trường khác. Các doanh nghiệp hàng không cũng đề xuất các ngân hàng cho vay gói tín dụng 25.000 tỷ đồng, hỗ trợ thêm về các khoản phí và lệ phí…