【lịch thi đấu qatar】Chính sách Thuế

 人参与 | 时间:2025-01-25 17:59:47
Ngành Hải quan chuyển đổi số toàn diện
Cải cách hệ thống thuế,ínhsáchThuếlịch thi đấu qatar đảm bảo cơ cấu thu ngân sách bền vững
Chính sách hải quan góp phần đảm bảo dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
Quang cảnh diễn đàn.
Quang cảnh diễn đàn.

Kinh tế Việt Nam hồi phục tích cực sau đại dịch

Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2022 với chủ đề: “Chính sách Thuế - Hải quan: Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức ngày 19/10.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến đánh giá các chính sách, giải pháp về tài khóa được thực hiện kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế thời gian qua.

Thực hiện chỉ đạo của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ động rà soát hệ thống pháp luật và đề xuất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Bộ Tài chính đã thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn đối với một số sắc thuế, khoản thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện các chính sách thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ phục hồi thúc đẩy nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Tham dự và trao đổi tại diễn đàn Thuế - Hải quan 2022 có: Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính; lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.

Diễn đàn còn có sự tham gia của GS.TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội khóa XV, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia; PGS. TS. Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính; Ông Trần Thanh Quyết – Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM).

Ước tính các chính sách đã ban hành giảm, giãn thuế, phí các doanh nghiệp và người dân trong năm 2022 lên đến quy mô khoảng 233 nghìn tỷ đồng – là con số cao nhất từ trước đến nay.

Những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa của Bộ Tài chính đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm 2022, theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP quý 3/2022 của Việt Nam đạt 13,67% so với cùng kỳ - là mức cao nhất cùng kỳ trong vòng 12 năm trở lại đây.

Nền kinh tế Việt Nam hồi phục tích cực sau đại dịch, tăng trưởng kinh tế năm 2022 dự kiến vượt mục tiêu và nằm trong top cao hàng đầu thế giới nhờ kết quả thực hiện các biện pháp chính sách linh hoạt, đồng bộ và phù hợp để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô…

Thuế - Hải quan tập trung chuyển đổi số

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho hay, với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ, những năm qua, ngành Thuế luôn nỗ lực cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Theo lãnh đạo Tổng cục thuế, trong 9 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Thuế đã trình Bộ ban hành 3 quyết định công bố bãi bỏ 114 thủ tục hành chính (TTHC) và công bố mới 47 TTHC. Trên cơ sở Quyết định công bố TTHC, Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai 103/234 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 và tích hợp 97 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Tổng cục Thuế cũng tiếp tục duy trì hệ thống 479 kênh thông tin hỗ trợ người nộp thuế thống nhất từ Tổng cục Thuế đến 63 Cục Thuế và 413 Chi cục Thuế, hoạt động thường xuyên, liên tục và thông suốt 24/7.

Đặc biệt, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế như: triển khai hóa đơn điện tử; triển khai các dịch vụ Thuế điện tử; triển khai dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động và Cổng thông tin điện tử dành cho Nhà cung cấp nước ngoài; triển khai tích hợp hệ thống với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Trong lĩnh vực hải quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng thông tin, yêu cầu và quan điểm phát triển của Hải quan trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 là: “Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới”. Đồng thời, xác định mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành Hải quan số.

Trước xu thế quốc tế, tính tất yếu trong chu trình hiện đại hóa và thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng, Chính phủ và Lãnh đạo các cấp về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022.

Trong đó, Tổng cục Hải quan đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là hoàn thành Hải quan số và đặt ra 3 nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025:

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan: Hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới Hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo đồng bộ với chuyển đổi số nghiệp vụ hải quan và doanh nghiệp theo hướng số hóa và xử lý tập trung thủ tục hành chính của các bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; triển khai mở rộng số lượng các thủ tục hành chính của các bộ, ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với: các bộ, ngành; các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành; các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh; các bên có liên quan.

Thứ ba, triển khai Đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan. Tổng cục Hải quan sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm liên quan khác như: Phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan Hải quan và hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tại diễn đàn này, lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế đã đưa ra thông điệp về tiếp tục đẩy mạnh cải cách đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước, quyết liệt chuyển đổi số trong giai đoạn tiếp theo để cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan có liên quan nắm bắt và tin tưởng vào quá trình tạo thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thực hiện tốt kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

顶: 48892踩: 9137