Các vận động viên (VĐV) khuyết tật Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn,đếncuốinăkqbd vdqg phần lan thách thức khi Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) 2020 lùi thời gian tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. So với những VĐV bình thường, VĐV thể thao người khuyết tật Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. ASEAN Para Games thông thường được tổ chức ngay sau SEA Games, nhưng do thiếu kinh phí, nên chủ nhà Philippines đã dời thời gian đại hội. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, ASEAN Para Games 2020 tiếp tục lùi đến thời điểm cuối năm. Việc xáo trộn lịch thi đấu đã gây khó khăn cho VĐV trong quá trình tập luyện. Tổng cục Thể dục thể thao phải ra quyết định giải tán tạm thời đội tuyển thể thao người khuyết tật đang tập trung tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia vì hạn chế kinh phí. VĐV đều mong sớm trở lại tập luyện với hy vọng được thi đấu, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Cùng đó, giúp họ cải thiện đời sống, bởi nếu giành được huy chương và tiền thưởng tại các giải đấu, VĐV sẽ đủ chi phí để trang trải những mối lo, bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế. Tiền thưởng được xem là nguồn thu nhập chính của các VĐV khuyết tật. ASEAN Para Games 2020 sẽ có 16 môn thể thao, với 400 nội dung thi đấu. Dự kiến, có khoảng 1.500 VĐV đến từ 11 quốc gia trong khu vực tranh tài. Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam đã triệu tập 102 VĐV của 8 môn là điền kinh, bơi, cờ vua, cử tạ, bóng bàn, cầu lông, judo khiếm thị và boccia, tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đến nay, chỉ còn chưa đầy 20 VĐV tham dự vòng loại Paralympic ở môn bơi, cử tạ, điền kinh là tiếp tục được tập luyện. Việc không được thi đấu, tập luyện tập trung ít nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, tinh thần hăng say, máu lửa của VĐV. Ban huấn luyện cũng khó có thể tính toán được điểm rơi phong độ VĐV chuẩn xác, nhằm có những phương án huấn luyện, chiến thuật thi đấu tối ưu khi phải thay đổi hoàn toàn giáo án… Vì để chuẩn bị tốt cho đại hội, VĐV cần phải có chu kỳ huấn luyện dài hạn, định hướng cụ thể nhằm đáp ứng đúng kế hoạch, chỉ tiêu đề ra. Có thể thấy, Covid-19 đã và đang tác động không nhỏ đến thể thao người khuyết tật, khi ảnh hưởng đến việc tham dự các cuộc thi lấy chuẩn tham dự Paralympic Tokyo. Mọi hoạt động, giải đấu thể thao đều phải thất thủ, cùng chung số phận hoãn, hủy và dời bởi Covid-19. Nhưng trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng rộng khắp của dịch bệnh, điều này là thật sự cần thiết, nên làm, chung tay ứng phó phòng, chống Covid-19. HỒNG NHUNG tổng hợp |