【qua bong da】Chuyên gia hiến kế thương mại, dịch vụ nhân dịp Tổng Bí thư thăm, làm việc với TP. Hồ Chí Minh
Chuyên gia nước ngoài đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút vốn FDI cho TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh cần bố trí quỹ đất,êngiahiếnkếthươngmạidịchvụnhândịpTổngBíthưthămlàmviệcvớiTPHồChíqua bong da nguồn lực cho công nghiệp công nghệ cao |
Kích cầu du lịch tạo đà cho thương mại phát triển
Những tháng đầu năm 2022 phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã có sự phục hồi ngoạn mục, từ chỗ tăng trưởng âm tới 24,97% trong năm 2021 thì nay đã đạt mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, trái với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố (chủ yếu từ xuất khẩu và công nghiệp) thì trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cụ thể là bán lẻ hàng hóa lại có xu hướng chững lại.
Số liệu từ Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 vừa qua của thành phố ước đạt khoảng 98.840 tỉ đồng, giảm 1,1% so với tháng trước đó. Trong đó đáng chú ý doanh thu thương mại bị giảm 0,8%; dịch vụ lữ hành cũng giảm 13,5%; các dịch vụ khác cũng giảm 1,7%. Chỉ có dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng nhẹ 0,2%.
Nếu so sánh với mức tăng trưởng của hoạt động thương mại dịch vụ trên cả nước (cả nước phục hồi ở hầu hết các ngành, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước và năm 2019), có thể sự phát triển của thành phố đang ở mức thấp. Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 cả nước ước đạt 481,2 ngàn tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 50,2% so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan thống kê cho biết kết quả tháng 8 vừa qua đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Hoạt động thương mại của Thành phố đã phục hồi mạnh trong những tháng đầu năm 2022 |
TS Nguyễn Văn Hiến - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho rằng, mặc dù tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm, tuy nhiên bước sang tháng 8, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu chững lại và giảm tốc. Nguyên nhân là do sau dịch thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, tâm lý tiêu dùng còn khá e dè. Cùng với đó, hoạt động thương mại của thành phố phụ thuộc nhiều vào du lịch, song hiện nay du lịch vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Lượng khách quốc tế còn rất nhỏ, trong khi du lịch trong nước cũng mới bắt đầu khởi sắc.
Để thương mại, dịch vụ của thành phố bứt tốc, theo TS Nguyễn Văn Hiến, thành phố cần tăng cường kích cầu du lịch. “Du lịch phát triển, lượng du khách tăng lên, người dân sẽ chi tiêu, mua sắm nhiều hơn, tạo điều kiện cho thương mại, dịch vụ tăng trưởng”,TS Nguyễn văn Hiến nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo TS Huỳnh Thanh Điền - Chuyên gia kinh tế, định hướng của TP. Hồ Chí Minh là trở thành đô thị thông minh, trung tâm tài chính, thành phố dịch vụ, công nghiệp, logistics của khu vực. Phát triển các trung tâm thương mại quốc tế, tổ hợp các văn phòng, cơ sở đại diện thương mại, triển lãm, hệ thống bán buôn và bán lẻ văn minh, các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện đại, kết hợp các tiện ích xúc tiến thương mại và vận tải tầm cỡ khu vực. Do đó, thời gian tới, thành phố nên tập trung phát triển về công nghiệp và dịch vụ. Tập trung quỹ đất cho 2 lĩnh vực này, trong đó quỹ đất vùng ven để phát triển công nghiệp, còn quỹ đất tại trung tâm thì phát triển thương mại, dịch vụ.
Phát huy lợi thế trung tâm logistics của vùng
Ngoài thương mại dịch vụ, các chuyên gia kinh tế cũng đề xuất nhiều giải pháp để thành phố phát huy lợi thế trung tâm logistics của vùng, từ đó tạo động lực giúp thành phố bứt tốc, tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế dẫn đầu cả nước.
Cụ thể, theo các chuyên gia, với nhiều cảng biển lớn như cảng Cát Lái, Tân cảng Hiệp Phước... TP. Hồ Chí Minh là nơi có nhiều tiềm năng trong phát triển cảng biển, logistics và trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các địa phương và cả thế giới. Lợi thế này có được là nhờ cảng Cát Lái nằm gần trung tâm TP. Hồ Chí Minh, gần các khu công nghiệp, kho hàng của các doanh nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Bên cạnh đó, thành phố còn có đầy đủ các dịch vụ hậu cần gồm: kho bãi, giao nhận, vận chuyển và đặc biệt tại đây quy tụ rất nhiều hãng tàu quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò là trung tâm logistics của cả vùng |
Trên thực tế, trong định hướng phát triển, Thành phố cũng đưa phát triển cảng biển, đưa ngành logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn, giúp thành phố nâng cao vai trò đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có hạ tầng giao thông tốt. “Thành phố cần tập trung giải tỏa nhanh các ách tắc giao thông đô thị và giao thông kết nối vùng cho TP. Hồ Chí Minh. Là đầu tàu phát triển của quốc gia và vùng, bản thân TP. Hồ Chí Minh không thể lâm vào tình trạng tắc nghẽn giao thông. Đường không thông thì mọi thứ đều ngưng trệ”,TS Trần Đình Thiên đề xuất.
Liên quan đến các cơ chế chính sách cho thành phố, theo TS Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TP. Hồ Chí Minh cần phải nhanh chóng tiến hành chuyển đổi số, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển sang kinh tế số, thực hiện Chính phủ điện tử, công dân số, trên cơ sở đó TP. Hồ Chí Minh có thể dễ dàng kết nối chuỗi giá trị với các chuỗi giá trị quốc tế khác. Đồng thời, tiếp tục cải cách thể chế, tạo điều kiện nâng cao mật độ doanh nghiệp/ 1.000 dân của thành phố. Bởi địa phương muốn giàu có thì cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động, vì doanh nghiệp hoạt động mới tạo công ăn việc làm, nguồn thu ngân sách, nên cần tạo điều kiện tốt hơn để hộ gia đình phát triển thành doanh nghiệp, đăng ký thành lập doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể phát triển nhanh hơn, xứng đáng là trung tâm kinh tế cả nước.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, Nhà nước nên cho phép TP. Hồ Chí Minh giữ lại một tỷ lệ thu ngân sách cao hơn mức độ hiện nay theo đề nghị của địa phương này, để họ cải thiện kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội.
Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế đề xuất, Thành phố cần tập trung đào tạo bộ phận lao động có kỹ năng mới, chất lượng cao đáp ứng các ngành, nghề kinh doanh mới trực tiếp hỗ trợ các ngành, mô hình kinh doanh. Cùng với đó là xây dựng cơ chế đặc thù phù hợp trong tuyển dụng, quản lý nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao và trách nhiệm cao trong quản lý doanh nghiệp và dân cư ở tất cả các cấp chính quyền; Kiện toàn và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các đoàn thể trong đời sống cộng đồng; Tăng cường quan hệ cấp cao với các tỉnh, địa phương trong vùng, cả nước và với các thành phố lớn trên thế giới; Xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và sáng kiến, đề xuất phát triển kinh tế, doanh nghiệp và quản lý đô thị của Thành phố có tính mở cao, hiện đại và vận hành liên tục 24/24. Đặc biệt, tiếp tục kiện toàn cơ cấu và cơ chế hoạt động và mở rộng hợp tác nghiên cứu, tham vấn giữa Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh với các viện, cơ quan tư vấn chính sách tương tự của các Bộ, ngành, TP. Hà Nội và các địa phương trong nước cũng như quốc tế. Việc này nhằm đưa Viện trở thành trung tâm tư vấn chính sách chất lượng cao cho lãnh đạo Thành phố và các ngành, sở quản lý trên địa bàn.
相关推荐
- Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- Lý Sơn sẽ lên thành phố và có sân bay hơn 150 ha
- Long An phối hợp tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Đài Loan
- Cần Thơ: Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công trước 16h30 hằng ngày
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- Quảng Ninh đẩy mạnh liên kết, phát huy vai trò hạt nhân
- Quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
- U19 Becamex Bình Dương bất ngờ để thua U19 Huế 0