【bảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia mexico】Sắc xanh vùng biển mặn

时间:2025-01-09 13:31:43 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Là xã ven biển, Tân Thuận được xem là xã khó khăn nhất của huyện Đầm Dơi. Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Dương Hết Hồn cho biết, đời sống người dân ven biển tuy còn nhiều khó khăn, nhưng bù lại bà con rất siêng năng, cần cù.

Tôi về Tân Thuận khi trời ửng nắng trên đầu ngọn cây. Tuyến đường đến UBND xã tuy hơi khó đi nhưng xen đó là những hàng khoai mì, chuối đang đến tuổi thu hoạch. Anh Mai Quốc Thới, cán bộ trạm truyền thanh của xã, khẳng định: “Dọc theo tuyến sông Gành Hào còn hoang sơ, chớ chạy vô ấp chút xíu nữa sẽ thấy khác liền”.

Vào vụ dưa hấu tết

Anh Thới giải thích: “Ở biển mà, hồi đó do phù sa bồi đắp lên thành đất gò. Vậy đó, giờ bà con trồng gì cũng tốt”. 

Anh Thới cho biết, ở ấp Thuận Hoà A và Hoà Hải, đời sống bà con phát triển, là điểm sáng trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, 2 ấp này nông dân trồng hoa màu đồng hành với nuôi tôm.

Theo anh Thới, Tân Thuận là xã lớn nhất huyện, có 12 ấp thì 2 ấp Thuận Hoà A và Hoà Hải nông dân trồng màu thâm niên, vì đất đai rất phì nhiêu do phù sa của biển. Do vừa trồng màu, vừa nuôi tôm quảng canh nên đời sống bà con đỡ vất vả hơn lúc chưa chuyển dịch.

Ông Hai Keo (Nguyễn Văn Keo), ấp Hoà Hải, chuyên trồng dưa hấu tết, chia sẻ: “Năm nay trồng dưa hấu coi bộ tốt, sẽ thu hoạch khá. Tôi xem trên đài thấy trồng có lót bạt nên quyết định làm theo”.

Năm nay ông Hai Keo trồng dưa hấu đến 2 vụ, 1 vụ trước tết, còn lại là cận tết. Ông duy trì việc trồng dưa hấu khoảng 5 năm nay, mới đầu ông chỉ trồng vài trăm dây để ăn, thấy hiệu quả nên năm nay ông quyết định trồng 1 ngàn dây.

Đường về Tân Thuận giờ đã khang trang hơn.

Ông Hai Keo cho biết: “Ở xứ này chợ thì xa, lại phải đi bằng đường sông nên bà con trồng được gì thương lái cũng tới nhà thu mua. Nhiều lúc chở trên xuồng đi khắp xóm, rao hơi hới vậy mà bán được”.
“Năm rồi tôi trồng có trăm ngoài dây, bán tới qua tết cũng được 5 triệu đồng. Cộng với thu nhập từ con tôm cũng ổn”, ông Hai Keo bộc bạch.

Gần tết, bà con trồng dưa, những tháng còn lại trồng hoa màu khác như bí rợ, đậu bắp… luân phiên 2 vụ. “Dưa hấu xứ Tân Thuận này đi đâu người ta cũng biết và tìm mua, chỉ thua thương hiệu dưa hấu của xã Lý Văn Lâm thôi”, ông Tám Bạc (Lâm Văn Bạc), ấp Hoà Hải, tâm sự.

Anh Nguyễn Thành Dư, thương lái thu mua cua, cũng là dân xứ này, nói: “Hồi đó ở đây là vùng đất gò, người nuôi tôm gặp khó. Tận dụng bờ có sẵn, bà con bồi đắp để trồng hoa màu. Ai thích nuôi tôm thì đưa xáng vô múc, cải tạo ao đầm rút phần đất gò ra thì nuôi tôm sẽ trúng. Còn những nông dân cần cù, đam mê trồng dưa hấu tết như ông Hai Keo, ông Tám Bạc vẫn tiếp tục bám đất, bám vườn trồng trọt”.

Đời sống dần khởi sắc

Gắn bó với xứ này mấy chục năm, Trưởng ấp Hoà Hải La Văn Cảnh dường như nắm được mọi việc ở đây. Ông Cảnh thông tin thêm: “Trước đây vùng đất này chưa đắp đập thì bà con rất nghèo. Do vậy, nhiều người khai khẩn đất đã bỏ đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Từ khi Nhà nước có chủ trương đắp đập Kinh Ngây, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát động người dân phát triển đa canh nên đời sống dần khởi sắc. Đến nay, có trên 60% hộ khá giàu, thu nhập bình quân đầu người khoảng 30 triệu đồng/người/năm”.

Do thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ nên bà con trồng hoa màu không sử dụng thuốc bảo vệ thực  vật, chỉ tưới nước thôi. Ông Cảnh khẳng định, rau màu ở Hoà Hải là sản phẩm sạch. Ngó ra mé kênh, ông Cảnh minh chứng: “Đó, mấy cây chuối đằng đó là do xáng cuốc đi qua để cải tạo ao đầm cuốc lên. Chỉ vài tháng sau là nó lên xanh tốt, không cần chăm sóc”.

Đến mùa gió chướng, gia đình ông La Văn Khải tiếp tục với việc trồng dưa hấu. Vốn là nông dân cần cù, chịu khó, mỗi năm vừa nuôi tôm, vừa trồng rẫy, ông Khải thu nhập trên 100 triệu đồng. Bà Trịnh Thu Hà (vợ ông Khải) không giấu được niềm vui, nhớ lại: “Khoảng 5, 6 năm về trước, gia đình tôi trồng dưa hấu trúng lắm, chỉ thu hoạch 2 tháng cận tết thôi mà bỏ túi 1 cây ngoài vàng. Có lúc trồng được trái dưa hấu tới gần 15 kg”.

“Bây giờ ổng lớn tuổi rồi nên trồng ít lại, nhưng đất vẫn màu mỡ lắm. Bà con xung quanh đây làm giàu từ dưa hấu không à”, bà Hà tâm sự.

Nhưng ngặt nỗi, đường sá ở đây đi lại còn khó khăn, nông sản làm ra chất lượng nhưng chi phí vận chuyển hơi cao nên giá sản phẩm cũng đội lên. Cũng như ý bà Hà, ông Khải, ông Chiến: “Phải chi Nhà nước đầu tư tuyến lộ khang trang nối liền các ấp thì chi phí bà con vận chuyển hàng hoá cũng đỡ hơn”.

Dẫu biết nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng với tấm lòng và sự quyết tâm của người dân xứ biển, tin rằng tương lai không xa, Tân Thuận sẽ thay da đổi thịt./.

Nhật Minh

推荐内容