Gã khổng lồ thanh toán Adyen của cựu lãnh đạo Netflix sẽ tập trung mở rộng thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương
"Trong những năm qua,ãkhổnglồthanhtoánAdyencủacựulãnhđạoNetflixsẽtậptrungmởrộngthịtrườngtạichâuÁsoi kèo tây ban nha hôm nay Adyen đã mở rộng thị trường ở nhiều địa phương. Châu Á đang và sẽ tiếp tục là một khoản đầu tư đáng kể với Adyen", vị CEO Kamran Zaki nhận định.
CEO Kamran Zaki của Adyen - công ty thanh toán có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan - cho biết đang có kế hoạch đa dạng hóa doanh thu tại thị trường châu Á, khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, theo Asia Nikkei.
Để có thể hiện thực hóa kế hoạch này, CEO Kamran Zaki muốn tăng số lượng nhân viên, từ kỹ sư phần mềmđến nhân viên bán hàng, cũng như xử lý lại quá trình xin các giấy phép tài chính cần thiết. "Trong những năm qua, Adyen đã mở rộng thị trường ở nhiều địa phương. Châu Á đang và sẽ tiếp tục là một khoản đầu tư đáng kể với Adyen", ông Zaki chia sẻ.
Trên toàn cầu, ông nhận định các giao dịch "đang có xu hướng bình thường hóa, song chúng tôi vẫn đang phát triển nhanh chóng”.
Được thành lập vào năm 2006, Adyen bắt đầu như một dịch vụ cổng thanh toán, cho phép trang thương mại điện tử và nhà khai thác ứng dụng kết nối với nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyếnvà ví kỹ thuật số.
Công ty được niêm yết tại Euronext Amsterdam, chuyên xử lý giao dịch cho khách hàng như Uber Technologies và Amazon. Trong năm 2021, doanh nghiệp đã xử lý các giao dịch trị giá 516 tỷ euro (720 tỷ USD) trên toàn cầu, phần lớn là sự đóng góp từ thị trường ngoài châu Âu, bao gồm cả châu Á - Thái Bình Dương.
Tính trong nửa đầu năm nay, thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã đóng góp 11% vào doanh thu thuần của công ty, trở thành thị trường lớn thứ ba sau châu Âu (chiếm 57%) và Bắc Mỹ (với 25%). Dù vậy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất, ở mức 53%.
Kamran Zaki, cựu Giám đốc thanh toán toàn cầu của công ty phát trực tuyến Netflix, cho rằng với việc tuyển dụng và đầu tư nhiều hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, công ty hy vọng đóng góp doanh thu từ các thị trường ngoài châu Âu trong 5 năm tới sẽ "vượt qua ngưỡng 50% và tiếp tục đi lên".
Tại Châu Á, Adyen hiện đã mở rộng ra 8 thành phố ở các quốc gia khác nhau, bao gồm Singapore, Hong Kong, Mumbai, Tokyo và Kuala Lumpur.
Để bắt kịp đà tăng trưởng, Adyen đặt mục tiêu lấp đầy 350 vị trí trên toàn cầu, với khoảng 10% việc tuyển dụng diễn ra ở các thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Bất chấp những lo ngại về nền kinh tế bất ổn trên toàn cầu hiện nay, chúng tôi đang trong một cuộc chơi dài hạn. Chúng tôi sẽ tiếp tục thuê thêm nhân sự và tăng cường đầu tư", ông Zaki nói.
Châu Á - thị trường tiềm năng với các công ty fintech
Công ty Adyen tập trung vào châu Á khi nhu cầu thanh toán trong khu vực ngày càng mở rộng nhờ việc đẩy nhanh quá trình số hóa. Một số cái tên lớn đang dẫn đầu khu vực có thể kể tới như Ant Group - chi nhánh fintech của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba Group Holding, hay Stripe - công ty tới từ phương Tây.
Adyen đã mở rộng các dịch vụ, cho phép công ty xử lý khoản thanh toán cho người bán gần như ngay lập tức, thay vì dựa vào các đối tác ngân hàng để xử lý thanh khoản trong vài ngày.
Đối với các doanh nghiệp, dịch vụ của Adyen loại bỏ những rắc rối khi thiết lập hệ thống thanh toán ở mỗi quốc gia, giúp họ hoạt động, xử lý giao dịch xuyên biên giới dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đơn vị cũng cung cấp xác thực danh tính, quản lý rủi ro, phát hành thẻ tín dụng và cung cấp thiết bị đầu cuối điểm bán hàng để thanh toán trực tiếp.
Trong khi công ty thanh toán mới hơn như Stripe chủ yếu phục vụ cho startup và doanh nghiệp nhỏ, Adyen chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp lớn ngay từ đầu. “Chúng tôi cung cấp lời khuyên tham vấn cho khách hàng. Đó là yếu tố giúp chúng tôi cảm thấy mình khác biệt với nhiều đối thủ trên thị trường và giành được thị phần lớn trong loại hình kinh doanh này”, CEO Adyen cho biết.
Xét về kết quả kinh doanh, trong nửa đầu năm, Adyen ghi nhận khoản doanh thu và lãi ròng đạt 608 triệu Euro và 282 triệu Euro, tăng lần lượt 37% và 38% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, Adyen công bố kế hoạch mở thêm trung tâm công nghệ mới ở Chicago và Madrid đồng thời bày tỏ mong muốn mở một cơ sở mới ở châu Á.
“Chúng tôi cho rằng, theo thời gian, chúng tôi có thể cần thêm nhiều trung tâm hơn”, ông Zaki chia sẻ khi được hỏi về khả năng mở một cơ sở mới ở châu Á.
"Khách hàng của Adyen ở châu Á chủ yếu là công ty toàn cầu đang mở rộng sang khu vực này. Sự quan tâm từ công ty trong khu vực sẽ là chìa khóa để Adyen tăng giao dịch tại châu Á – Thái Bình Dương", ông Zaki chia sẻ.