【bóng dsas hôm nay】Phó Thủ tướng chưa yên tâm với ‘sức khoẻ’ doanh nghiệp nhà nước

- Trước thực trạng chi phí tài chính của DN vẫn còn cao, chưa kể chi phí ngầm, “bôi trơn”, không chính thức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lo lắng: “Sức khỏe của doanh nghiệp thế này vẫn chưa yên tâm được”.

Sáng nay, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN giao ban nắm tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển DN năm 2017.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo so sánh trước đây, số DN làm ăn có lãi đã tăng lên nhiều, trong đó trên 80% số DNNN làm ăn có lãi mà năm 2012 chỉ có khoảng 30%. 

{ keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi giao ban sáng nay

“Những kết quả của DN năm 2017 có được là nền tảng, nguyên nhân để có tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành được nhờ vào nền tảng này”, Phó Thủ tướng nhận định.

Ông ghi nhận nhờ tinh thần phối hợp nhanh, quyết liệt của các bộ, ngành nên nhiều vấn đề được giải quyết được ngay chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, kết quả đạt được không đồng đều, một số bộ, ngành còn chậm cổ phần hoá, bán vốn, tâm lý một số nơi quá thận trọng, nhiều nơi sợ sai, sợ phải giải trình. Nhiều DNNN đã cổ phần hoá nhưng vẫn không chịu niêm yết, dù đã đủ điều kiện, đây là việc phải chấn chỉnh.

Hay như số DN đang hoạt động còn xa mục tiêu 1 triệu DN hoạt động hiệu quả vào năm 2020, tức bình quân mỗi năm phải thành lập mới 180.000 DN.

Đồng thời ông cũng lưu ý, 85% DNNN làm ăn có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn và trên doanh thu còn thấp, chi phí tài chính của DN vẫn còn cao, chưa kể chi phí ngầm, “bôi trơn”, không chính thức.

“Sức khỏe của DN thế này vẫn chưa yên tâm được”, Phó Thủ tướng lo lắng.

4 “anh cả đỏ” lên sàn chứng khoán

Phó Thủ tướng đề nghị 2018 là năm cao trào về cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại DN. Trong quý 1/2018 sẽ có 4 “anh cả đỏ” lên sàn chứng khoán là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí, Lọc hóa dầu Bình Sơn. Đây là các DN có quy mô vốn lớn nhất trong tổng số 69 tập đoàn, tổng công ty đã được cổ phần hóa năm 2017. 

Ông cũng nhấn mạnh đến việc cần sớm thành lập và đưa vào hoạt động ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN. Tuy nhiên, ông cũng nhắc, khi chưa thành lập được ủy ban này, các bộ không được phép “buông tay” với nhiệm vụ cổ phần hoá, bán vốn. 

Ông yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần nghị quyết TƯ5 khóa 12 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, nghị quyết của Quốc hội và đề án mà Chính phủ đã phê duyệt.

{ keywords}
 


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, sau khi Chính phủ phê duyệt làm được hay không là do bộ, ngành địa phương, chủ sở hữu trực tiếp, Chính phủ không trực tiếp cổ phần hoá, bán vốn. Việc phê duyệt chỉ mới là đảm bảo tiền đề cho công khai, minh bạch, đúng pháp luật, lợi ích tối đa, còn đảm bảo được không là do đại diện chủ sở hữu tổ chức thực hiện mới là quan trọng.

“Đại diện chủ sở hữu chọn nhà đầu tư chiến lược thì phải cho ra chiến lược, chọn chiến lược mà ra chiến thuật là chết rồi. Đích của cổ phần hoá thoái vốn phải là nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của cộng đồng DN”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Nội thu hồi 165 mảnh đất để đấu giá

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiên quyết xử lý các DN thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan.

Ông nêu 3 bài học lớn của cổ phần hoá, bán vốn năm 2017 là “Kiểm soát chặt đất đai, giá trị DN và công khai minh bạch hoạt động qua niêm yết trên thị trường chứng khoán”.

Tất cả DN trước khi cổ phần hóa đều phải rà soát đến từng mét vuông đất, phải kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch.

“Riêng đối với Hà Nội, đấu giá đất theo mảnh đất và vị trí chứ không tính theo mét vuông. Hà Nội đang làm tốt khi xác định được 165 mảnh đất của DNNN cần thu hồi để đấu giá đất công khai”, ông Huệ nói.

Với những DN có quy mô vốn nhà nước từ 1.800 tỷ đồng trở lên, phó Thủ tướng yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán trước khi cổ phần hóa. Những DN có quy mô vốn nhỏ hơn, nếu thấy cần thiết, Chính phủ vẫn kiểm toán thẩm định giá.

Ông lớn 'hắt hơi sổ mũi' là ngân sách có vấn đề

Ông lớn 'hắt hơi sổ mũi' là ngân sách có vấn đề

Nền kinh tế còn dựa nhiều vào DN FDI khiến cho tình hình thu ngân sách nhiều phen có vấn đề khi ông lớn “hắt hơi, sổ mũi”.

Cúp C2
上一篇:Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
下一篇:Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang