【bxh châu âu】Càng cam kết FTA, không gian chính sách hỗ trợ sản xuất càng thu hẹp
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:52:25 评论数:
Tại hội thảo "Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế-Còn lại gì sau các Hiệp định thương mại tự do?" tổ chức sáng 28-5, đại diện nhiều hiệp hội ngành hàng đã thảo luận sôi nổi về vấn đề này.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết 9 FTA và đang đàm phán một loạt FTA thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam- EU...
Các FTA này đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các ngành kinh tế, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra các lợi ích từ tự do thương mại, các FTA cũng sẽ hạn chế quyền, thậm chí là cấm Chính phủ được thực hiện các chính sách nhất định để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tương lai của các ngành kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, chính sách về thuế quan hiện không còn nhiều, hiện nay ngành nào muốn kiến nghị giảm thuế e là không còn “dư địa”, nhưng những công cụ khác như các biện pháp chống trợ cấp, chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu thì vẫn còn.
“Càng cam kết thì không gian chính sách càng hẹp lại. Ví dụ như cam kết trong TPP thì mua sắm Chính phủ không chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng về cơ bản không gian kỹ thuật khác như biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn”- bà Trang nói.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong bối cảnh hội nhập ngày ngày càng sâu rộng như hiện nay, DN thủy sản cần những chính sách đầy đủ hơn đặc biệt là theo thông lệ, cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều chính sách đặt ra về mục tiêu theo thông lệ quốc tế nhưng những điều khoản, quy định phía trong lại phát sinh hoặc gây khó cho các DN và có tác dụng ngược lại.
“Hiện nay, giá thành sản xuất trong nước quá cao khiến cho chuyện bỏ ao, hiện tượng mất mùa mất giá xảy ra thường xuyên. Giá thành cao chính là nguyên nhân chính làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.
Hơn nữa, khi Việt Nam tiếp cận với một sân chơi rộng và mở, để tạo nên sản phẩm có năng lực cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản đã phải nhập khẩu thêm thủy sản và nguyên vật liệu: phụ gia, bao bì... Tuy nhiên, những chính sách về thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu lại không thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.
Chính những chính sách này đang làm giảm đáng kể năng lực của doanh nghiệp. Vậy thì, sau hội nhập, trước hết, doanh nghiệp mong muốn những quy định chính sách trong nước phải tính tới việc phù hợp hơn sao cho doanh nghiệp có thể thực hiện được và nâng cao năng lực cạnh tranh”- ông Nam nói.
Còn theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: Chúng ta có chính sách khuyến công, nông, ngư, nhưng chưa có chính sách khuyến khích thị trường, đó là một trong những nguyên nhân khiến cho nông sản cứ được mùa rớt giá, không bán được hàng khiến cho có doanh nghiệp phải phá sản. “Như vậy trong không gian của các FTA tới, ngành Bán lẻ cần được hỗ trợ tương xứng hơn nữa”- bà Đinh Thị Mỹ Loan kiến nghị.