Sạch cũng phải cắt UBND tỉnh Cà Mau mới đây đã đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường huy động Nhà máy Điện Cà Mau 1&2,độngthấpđiệnkhíthiệtđủđườbóng đá chảo lửa góp phần thúc đẩy tăng trưởng tỉnh Cà Mau và doanh nghiệptrong thời gian tới. Theo UBND tỉnh Cà Mau, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 luôn chủ động phương án an toàn phù hợp với tình hình thực tế để vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo sản xuất. Nhà máy luôn khả dụng, sẵn sàng đáp ứng theo huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). Trong 8 tháng đầu năm 2021, khả năng cấp khí là 1,01 tỷ m3, tương đương sản lượng điện là 4,95 tỷ kWh. Nhưng thực tế, Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 chỉ được huy động 3,49 tỷ kWh, tương đương 0,71 tỷ m3 khí tiêu thụ. Với tình hình huy động như hiện nay, Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 có sản lượng điện dự kiến chỉ đạt 75% so với kế hoạch năm. Kết quả sản xuất - kinh doanh này khiến Nhà máy chỉ dự kiến nộp ngân sách nhà nước tại địa phương khoảng 152 tỷ đồng, tương đương 32% so với trung bình hằng năm. Điều này được UBND tỉnh Cà Mau cho là gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tăng trưởng của địa phương trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Tại Nhà máy Điện khí Nhơn Trạch 1, 8 tháng đầu năm cũng chỉ được huy động sản lượng điện là 430,02 triệu kWh, tương ứng lượng khí tiêu thụ là 86,7 triệu m3. Dự kiến trong 4 tháng cuối năm, nếu Nhà máy được huy động theo sản lượng cam kết (Qc) tạm giao, thì cả năm cũng chỉ phát được 448,83 triệu kWh. Điều này có thể khiến Công ty Điện lực dầu khí Nhơn Trạch (PV Power Nhơn Trạch - đơn vị đang quản lý và vận hành Nhà máy Điện khí Nhơn Trạch 1) không có lợi nhuận và không thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Tình trạng huy động phát điện ở Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 cũng không thuận lợi như mọi năm, khi trong 8 tháng đầu năm 2021 chỉ được huy động 2,294 tỷ kWh, tương ứng lượng khí tiêu thụ là 442 triệu Sm3 khí. Dự kiến tổng sản lượng điện huy động năm 2021 là 3,34 tỷ kWh, tương đương lượng khí tiêu thụ là 643 triệu m3 khí. Kết quả này khiến Công ty Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (PV Power Nhơn Trạch 2) có thể chỉ nộp ngân sách nhà nước cỡ 225,74 tỷ đồng trong năm 2021, bằng 67% trung bình hàng năm.
Thiếu điều phối tổng thể Những năm gần đây, Công ty Điện lực dầu khí Cà Mau (PV Power Cà Mau) đóng góp vào ngân sách địa phương khoảng 475 tỷ đồng/năm, nên viễn cảnh chỉ nộp được 152 tỷ đồng trong năm 2021 cũng khiến tỉnh Cà Mau sốt ruột, bởi ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tăng trưởng của tỉnh trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tại Đồng Nai, nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 sản xuất điện thấp cũng khiến doanh thu, nộp ngân sách theo đó giảm đi. Phía doanh nghiệp điện khí cũng đối mặt với khó khăn kép. Đơn cử, tại Nhà máy Điện Cà Mau 1&2, lượng khí tiêu thụ thiếu hụt (theo nghĩa vụ bao tiêu khí của Hợp đồng Mua bán khí giữa phía Việt Nam và Petronas - Malaysia) là 247,7 triệu m3, tương ứng với việc phát sinh tiền trả trước cho chủ mỏ và Petronas theo hợp đồng khoảng 59,4 triệu USD. Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay, theo hợp đồng phân chia khí giữa phía Việt Nam và Malaysia, mỗi bên sẽ nhận một nửa lượng khí được khai thác và có cho phép năm nay bên Việt Nam nhận chưa hết lượng khí được chia thì được nhận bù vào một năm sau đó trong thời gian hợp đồng thực hiện (từ 3-5 năm). Tuy nhiên, cũng có tình huống phía Việt Nam muốn lấy bù lại lượng khí thiếu trước đó, nhưng đường ống vận chuyển lại không tải được. Nghĩa là tiền vẫn phải trả, mà không thể lấy bù khí được. Đối với các mỏ khí phía Đông Nam bộ, việc tăng/giảm sản lượng khai thác được các chuyên gia cho biết có thể dao động trong mức 30% so với công suất thiết kế trong những tình huống đặc biệt. Tuy nhiên về nguyên tắc, các hộ tiêu thụ phải cam kết lượng khí tiêu thụ nhất định, bởi nếu lượng khí khai thác thấp dưới 70% công suất thiết kế của mỏ, thì có thể phải đóng mỏ, gây hậu quả lớn hơn cho các hộ tiêu thụ khí sau đó, do không có nguyên nhiên liệu đầu vào. Các chuyên gia cũng cho rằng, khủng hoảng thiếu điện thì phải nghe phàn nàn, còn khủng hoảng thừa điện lại mệt mỏi hơn bởi áp lực tài chínhgay gắt cho các bên. Câu chuyện huy động các nguồn điện hiện có để không lãng phí tài nguyên và nguồn lực, hơn lúc nào hết, cần sự điều phối tổng thể ở cấp quốc gia để đối phó với tình huống tiêu thụ điện giảm mạnh, khiến cung vượt xa cầu 3-4 lần và đặc biệt tập trung tại một số vùng miền hiện nay. “Nếu không rốt ráo giải quyết, sẽ khiến nhà đầu tưe ngại bỏ ra các khoản tiền lớn làm nhà máy điện để ổn định nguồn cung cho giai đoạn sau. Lúc đó, mục tiêu điện đi trước một bước sẽ không được chắc chắn và nền kinh tếphải trả giá vì ăn đong điện”, một chuyên gia ngành điện lo ngại. |