Doanh nghiệp thiệt hại nặng Khẳng định doanh nghiệp đồ uống đang chịu tác động nặng nề từ Nghị định 100 và dịch bệnh Covid-19,ìmgiảipháptháogỡkhókhănchodoanhnghiệpđồuốngtrongdịchbệlich bd việt nam tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Kinh doanh thời Covid-19, thực trạng và giải pháp” do Tạp chí Đồ uống Việt Nam phối hợp Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam tổ chức ngày 16/7, ông Dương Như Quang – Giám đốc Công ty TNHH Hải Hà Ninh Bình, Chủ tịch Hội các nhà phân phối bia Hà Nội so sánh: “Nếu như trước năm 2020, doanh thu của các doanh nghiệp đồ uống rất cao thì do tác động của dịch bệnh và Nghị định 100, các nhà hàng, khách sạn, điểm bán phải nghỉ bán hàng nên doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 đã giảm 39%, lợi nhuận giảm trên 10%”. | Kinh doanh đồ uống đang gặp nhiều khó khăn |
Tương tự, ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc thương mại Công ty CP Bia Hà Nội - Thanh Hóa cho biết, từ năm 2020 đến nay, bia Hà Nội – Thanh Hóa chịu tác động kép từ Nghị định 100 và dịch bệnh, không những sụt giảm doanh thu mà còn ảnh hưởng lớn đến người lao động. “Do áp dụng phòng các giải pháp chống dịch nên nhiều giai đoạn công ty phải tạm ngừng sản xuất, làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Công tác bán hàng bị đình trệ, sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến công ăn việc làm của người lao động làm việc trực tiếp tại công ty. Dù đã bắt đầu chuyển sang bán hàng online, song hình thức này chỉ phù hợp với khu vực đô thị, còn thị trường chính ở nông thôn miền núi nên vẫn còn nhiều khó khăn. Chưa kể, người tiêu dùng lo lắng mức độ xử phạt nên cũng hạn chế sử dụng rượu bia” – ông Lê Anh Tuấn bộc bạch. Theo Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, ngành sản xuất đồ uống là ngành có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Cơ cấu dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao nhiều năm qua đã giúp ngành đồ uống giữ được mức tăng trưởng trung bình ở mức 5,8% trong giai đoạn từ 2016-2019. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành sản xuất này gặp nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm do Covid-19 cũng như các chính sách phòng chống tác hại rượu bia. Cùng với đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của ngành cũng có sự biến động mạnh. Hai quý đầu năm 2021, tăng trưởng của ngành có sự sụt giảm. Đơn cử, quý I chỉ tăng 2,9%, quý 2 khởi sắc hơn với, 6,1%, song quý III được nhận định sẽ có mức tăng thấp hơn hẳn. “Ngành đồ uống không bị ảnh hưởng vì đứt gãy nguồn cung như dệt may da giày nhưng lại bị sụt giảm do dịch vụ và du lịch đều ảnh hưởng bởi dịch bệnh” – ông Vũ Đức Nam – Trưởng phòng Công nghiệp thực phẩm – Cục Công nghiệp chỉ rõ. Theo Hiệp hội Rượu bia nước giải khát, ở các địa phương, rượu bia thường là một trong những ngành sản xuất kinh doanh nộp ngân sách lớn nhất nên cần các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bước qua giai đoạn khó khăn này như ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động, giãn thời gian nộp thuế, dừng thời gian tăng tiền thuê đất tại khu công nghiệp theo lộ trình… “Ngoài ra, nên chăng xem xét điều chỉnh lại mức xử phạt nồng độ cồn để giảm bớt khó khăn trong giai đoạn này cho doanh nghiệp” – ông Lê Anh Tuấn nêu vấn đề. Tăng cường bán hàng qua thương mại điện tử Trong bối cảnh khó khăn chung, thương mại điện tử được coi là giải pháp quan trọng giúp gia tăng doanh thu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồ uống. Bà Đặng Thanh Vân – chuyên gia thương hiệu thông tin, Nghiên cứu của Deloite cho thấy, có đến 60% các hộ gia đình địa phương chỉ dùng thương mại điện tử một lần mỗi tháng hoặc không dùng. Tỷ lệ thương mại điện tử trong ngành bia rượu nước giải khát cũng rất nhỏ so với các ngành khác. Cho nên, doanh nghiệp cần nghiêm túc ứng dụng và khai thác tốt hơn lĩnh vực thương mại điện tử để phục vụ sản xuất kinh doanh. “Ứng dụng thương mại điện tử không đơn thuần là đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, lên các ứng dụng mạng xã hội mà ở nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, các nhà lãnh đạo còn tự livestream quảng bá sản phẩm. Đây không chỉ là hành vi giúp quảng bá mà còn gia tăng mức độ tin tưởng của người tiêu dùng”, bà Vân khuyến cáo. Đồng ý kiến, ông Vũ Minh Hiếu – chuyên gia marketing online chia sẻ thêm, một nghiên cứu chúng tôi thấy rằng số người tham gia nền tảng Tik Tok đã tăng đến 5 lần trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp lớn đang thực hiện chiến dịch truyền thông ở nền tảng này rất nhiều. Thời điểm dịch bệnh, người tiêu dùng ở nhà nhiều và nhu cầu giải trí cao. Doanh nghiệp rất nên tận dụng các nền tảng đang “hot” này để quảng bá, gia tăng doanh thu. Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, chuyên gia Lê Đăng Doanh chia sẻ, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được dự đoán bao giờ dịch bệnh sẽ kết thúc. Cho nên quan trọng là cần cẩn trọng, đề phòng, đồng thời tổ chức ưu tiên tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động ngành hàng này, bởi đây là ngành hàng quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm, đóng góp quan trọng vào GDP và ngân sách. Về phía Bộ Công Thương, ông Vũ Đức Nam cho biết, Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần phải xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo để phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tăng cường các phương thức bán hàng mới như trực tuyến, thương mại điện tử, mua mang về thay vì tiêu dùng tại chỗ. “Cơ quan quản lý nn cần khắc phục sớm tình trạng ngăn sông cấm chợ thái quá. Phải đảm bảo lưu thông hàng hóa, kinh doanh cho doanh nghiệp. Cục Công nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp ngành sản xuất đồ uống thông qua Hiệp hội, lắng nghe các đề xuất từ các doanh nghiệp để tổng hợp ý kiến gửi các cơ quan thẩm quyền, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp nhằm tiếp tục phục hồi, duy trì, và phát triển sản xuất” – ông Vũ Đức Nam chỉ rõ. (Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) |