当前位置:首页 > La liga

【dinamo vs】Chủ tịch Quốc hội đề nghị gặp gỡ DN định kỳ hàng năm

Tại buổi làm việc chiều 7/10,ủtịchQuốchộiđềnghịgặpgỡDNđịnhkỳhàngnădinamo vs Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp Quốc hội tới diễn ra từ ngày 20/10 sẽ xem xét một số dự án luật quan trọng, trong đó có những luật liên quan trực tiếp đến các DN và doanh nhân. Vì vậy, “tôi rất muốn lắng nghe ý kiến của DN”. 

"Khi tuyên thệ tôi đã nhấn mạnh mọi quốc sách của Quốc hội đều đặt người dân và DN vào vị trí trung tâm. Buổi làm việc hôm nay là vì mục đích đó", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đủ điều kiện tăng hỗ trợ cho DN

Nói về những tác động của đại dịch Covid-19, ông Huệ chia sẻ những khó khăn, thiệt hại to lớn mà DN gánh chịu thời gian qua. Đồng thời đánh giá cao nỗ lực của các DN. Khó khăn nhưng vẫn chống chịu kiên cường. Thu ngân sách đến hết tháng 9/2021 đạt hơn 80% kế hoạch năm, trong khi ngân sách chủ yếu do DN đóng góp. 

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đề nghị xem xét việc nâng trần nợ công quốc gia, để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó Covid. Hiện nay, các gói hỗ trợ của Nhà nước mới đạt khoảng 2,2% GDP, là mức khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan là 15,6%, Malaysia 8,8%, Indonesia 5,4%, Philippines 3,6% GDP.

Theo ông Công, GDP năm 2020 của Việt Nam là 6,3 triệu tỷ đồng, nếu các gói hỗ trợ có thể mở rộng đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng sẽ rất có ý nghĩa với DN lúc này. Cùng với đó là bổ sung gói hỗ trợ như giảm thuế TNDN, thuế VAT, tiền thuê đất lên mức 50%; giảm mức nộp BHXH, BHYT 50% trong các năm 2021, 2022 và cấp bù lãi suất vay vốn cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa từ 3-5%.

Trao đổi vấn đề ngày, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trần nợ công vẫn thấp nên không phải nâng. Hiện các gói hỗ trợ chiếm 2,84% GDP. Bên cạnh đó, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn tốt. Vì vậy có điều kiện để tăng hỗ trợ cho các DN và người dân vượt qua khó khăn.

{ keywords}
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ làm việc với các doanh nghiệp

Tạo dòng tiền cho DN

Theo ông Huỳnh Minh Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Dệt may 29/3 (Đà Nẵng), chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy. Có những DN dệt may hiện bị tồn kho cả ngàn tỷ đồng tiền nguyên liệu do khách hàng bỏ chạy vì hàng thời trang thu đông không giao được và nguy cơ với hàng xuân hè cũng tương tự. 

Hiện DN khó khăn nhất là dòng tiền. Vì vậy cần có các chính sách tạo dòng tiền cho DN. Cần kéo dài thời gian giãn nợ tới 31/12/2022, giảm tiền thuế, thuê đất hết 2022 cho tất cả các DN không phân biệt quy mô.

Đặc biệt ,cần miễn nộp kinh phí công đoàn đến hết năm 2021 và xem xét giảm từ 2% xuống còn 1% và để lại hoàn toàn cho người lao động tại DN.

Ông Đoàn Kiến Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vận tải Hải Phòng cho biết, kinh doanh vận tải hành khách của các DN thành viên thời gian qua bị giảm từ 70-80%. Doanh thu không đủ duy trì hoạt động, nguy cơ phá sản cao.

"Chúng tôi kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% về mức về 5% trong một năm; giảm 50% lệ phí trước bạ cho người mua ô tô vận tải hành khách, giảm 3-5% lãi suất các khoản vay hiện hữu của ngân hàng, cơ cấu lại nhóm nợ, thời gian trả nợ, cho vay mới bổ sung vốn cho DN. Đồng thời, miễn nộp phí bảo trì đường bộ trong thời gian DN vận tải dừng hoạt động để chống dịch", ông nói.

Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM Chu Tiến Dũng báo cáo, DN tại TP.HCM 3 tháng qua vô cùng khó khăn, rơi vào tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, chi phí đầu vào tăng, thiếu nguồn tiền, nguy cơ phá sản cao, ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế.

Ông kiến nghị Quốc hội cần xem xét giải quyết nguồn vốn cho DN. Bảo lãnh để DN được tiếp cận vốn, tài khóa, cho phép giãn hoãn nợ thuế kéo dài 2 năm. Song song đó cũng yêu cầu DN đảm bảo tính khả thi, minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ.

{ keywords}
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ: Mọi quốc sách của QH đều đặt người dân và DN vào vị trí trung tâm.

Bà Hà Thị Thu Thanh, Công ty Deloitte Viêt Nam, cho rằng, Chính phủ và Quốc hội đã thống nhất chủ trương sống chung an toàn, thích ứng với Covid. Vậy, cơ chế sống chung là phải mở. Chưa mở là chưa sẵn sàng sống chung. Hiện các địa phương chưa có sự đồng bộ cho DN mở cửa.

Ví dụ ngành hàng không muốn hoạt động lại nhưng có địa phương đồng ý, có địa phương không như vậy là cản nhau. Cần có cơ chế giám sát toàn bộ để tái khôi phục hoạt động. Số lượng DN có dòng tiền duy trì tồn tại trong 6 tháng nữa chỉ chiếm có 17%, lượng DN ngừng sản xuất rất lớn. Trong tình cảnh này, mở cửa sống chung sống chung với dịch là cấp thiết. Tháng 9 và tháng 10 có khả năng phục hồi tốt nhất, nếu không thực hiện đồng bộ trên toàn quốc thì mất cơ hội, nhiều DN khó tồn tại.

Trước các kiến nghị của DN, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, hơn ai hết, các DN là những người trong cuộc nên thấu hiểu rất rõ. Những ý kiến này sẽ được tập hợp, chọn lựa để điều chỉnh chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc hỗ trợ DN, kích thích phục hồi kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ định kỳ hằng năm với DN

Ông Vương Đình Huệ nêu ý kiến, cần có cuộc gặp gỡ định kỳ hàng năm giữa chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội với các DN, để lắng nghe tâm tư nguyện vọng đề xuất, kiến nghị của giới doanh nhân Việt Nam, qua đó xây dựng chính sách pháp luật tốt hơn.

Trần Thủy

90.000 DN tê liệt ngừng làm ăn, kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ  giải cứu

90.000 DN tê liệt ngừng làm ăn, kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ giải cứu

Cần một khoản tái cấp vốn để cho vay mới, bảo lãnh 100% tín chấp cho DN. Đồng thời, có điều kiện mở, theo thủ tục rút gọn, nếu cứ theo trình tự thì rất lâu, khi đó DN không còn cơ hội hồi phục 

分享到: