当前位置:首页 > La liga

【bảng xếp hạng bóng đá ligue 1】Thay đổi tư duy trong thu hút 'đại bàng'

Tín hiệu mới từ dòng vốn FDI

Những ngày cuối năm 2022,đổitưduytrongthuhútđạibàbảng xếp hạng bóng đá ligue 1 các nhân viên Samsung ở Việt Nam ráo riết chuẩn bị cho một sự kiện lớn, đánh dấu bước tiến mới trong 14 năm đặt cơ sở sản xuất của tập đoàn ở mảnh đất hình chữ S. Đó là sự kiện khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) của tại Việt Nam (khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội).

Bắt đầu từ năm 2008 với nhà máy thiết bị di động 670 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh, đến nay, tập đoàn đến từ Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với 6 nhà máy tại 3 tổ hợp công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM.

Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội khánh thành ngáy 23/12/2022 là cột mốc mới, được kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn cầu.

Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á của Samsung được khánh thành tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngoài Samsung, những năm qua Việt Nam nổi lên là cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn công nghệ - điện tử lớn trên thế giới như LG, Foxconn, và gần đây là các nhà cung ứng của Apple. 

TờFinancial Timesmới đây cũng có một bài phân tích về chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple và đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế. JPMorgan ước tính, năm 2025, Việt Nam có thể sản xuất lượng lớn Airpods, 20% iPads và Apple Watches, 5% Macbooks. Nhưng, những cảnh báo của Financial Times cũng là rất đáng suy ngẫm để hiện thực hóa giấc mơ để Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của các hãng công nghệ lớn.

Trích dẫn lời của một cựu giám đốc điều hành của Microsoft, tờ báo tường thuật: “Chúng tôi gặp thách thức với việc tìm nguồn cung ứng linh kiện, bởi vì tất cả nguồn cung ứng cấp hai, cấp ba của chúng tôi vẫn đều ở Trung Quốc... Vì vậy, chúng tôi đã phải vận chuyển rất nhiều hàng hóa bán thành phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam cho việc lắp ráp cuối cùng.” 

Đây cũng chính là "điểm yếu" cố hữu của nền sản xuất ở Việt Nam, khiến chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công nghiệp linh kiện, phụ kiện yếu kém, nền sản xuất manh mún, thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ sức cung ứng cho các tập đoàn ngoại... khiến Việt Nam kém hấp dẫn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng, logistics chưa hoàn thiện cũng là một điểm nghẽn.

Vì thế, Việt Nam gần như chỉ thu hút được các doanh nghiệp FDI có tâm lý "gia công, lắp ráp" ở Việt Nam, tận dụng nguồn lao động giá rẻ và nhiều ưu đãi đầu tư kèm theo.

Trong nhiều báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn nhìn nhận: Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Trước hết, phải kể đến việc liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất và công nghệ của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đầu tư đăng ký cũng là một vấn đề cần được quan tâm xử lý. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn có hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính để trốn thuế.

Nhìn dãy số liệu từ 2019 đến nay, có thể thấy vấn đề doanh nghiệp FDI thua lỗ vẫn chưa được cải thiện. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2019, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi chiếm tỷ lệ ít, mới đạt 45% số doanh nghiệp, còn lại gần 66% doanh nghiệp lỗ.

Năm 2020, số lượng DN có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ là 14.108 DN trên tổng số 25.171 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ tới 56% DN có báo cáo, với trị giá lỗ là 151.064 tỷ đồng.

Trong năm 2021, số doanh nghiệp báo lỗ là 14.293 doanh nghiệp (chiếm 55% tổng số doanh nghiệp) với giá trị là 168.334 tỷ đồng.

Đó là lý do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài gồm 36 chỉ tiêu; trong đó có 25 chỉ tiêu về kinh tế, 7 chỉ tiêu về xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường.

Theo Bộ KH-ĐT, việc liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất và công nghệ của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp (Ảnh: Hoàng Hà)

Đến lúc phải thay đổi

Ngày 12/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp thực hiện tổng kết 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý nguồn vốn FDI tại Việt Nam. 

Việc tổng kết này thực tế cần phải gắn với những thay đổi mạnh mẽ về chính sách đầu tư nước ngoài thời gian tới, trên bình diện toàn cầu. Đó là sự ra đời của thuế tối thiểu toàn cầu.

Ngày 8/10/2021, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS), mà Việt Nam là một thành viên, đã ban hành tuyên bố về Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế số với sự đồng thuận của 136 nước thành viên.

Trong đó, Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu (15%) dự kiến được áp dụng từ năm 2023 đang được đặc biệt chú ý.

Nguyên tắc này cho phép nước đầu tư đánh thuế tối thiểu 15% đối với thu nhập được miễn, giảm thuế tại nước nhận đầu tư. Thuế tối thiểu toàn cầu 15% ngăn chặn "cuộc đua xuống đáy" về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia, loại bỏ ưu thế của các “nơi trú ẩn thuế”. Việt Nam cũng chịu tác động đáng kể từ thỏa thuận thuế này.

Với chính sách mới đó, Việt Nam sẽ phải đảm bảo mức thuế thu nhập doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu đã được thống nhất trên toàn cầu là 15%.

Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, trong 36.500 dự án FDI ở Việt Nam, có khoảng 3% dự án/doanh nghiệp được ưu đãi thuế, chủ yếu các dự án lớn nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Như vậy, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% chỉ nhắm vào 3% các dự án đang hoạt động và được ưu đãi thuế của Việt Nam.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông của Việt Nam là 20%, trong khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của các DN FDI là 12,3%. Trong đó, các tập đoàn lớn nước ngoài chỉ chịu thuế suất thuế Thu nhập DN là 2,75% đến 5,95% (nhiều dự án FDI lớn được áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 10% trong cả đời dự án, miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo). 

Việt Nam sẽ phải đứng trước lựa chọn khó khăn: Làm thế nào nâng thuế suất tối thiểu lên 15% nhưng vẫn giữ được dòng vốn FDI ở lại và tới Việt Nam, thu hút được “đại bàng làm tổ”? Cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo linh phụ kiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... là những việc phải làm, dù không dễ và mất nhiều thời gian.

Doanh nghiệp FDI ăn nên làm ra ở Việt Nam, lợi nhuận gần 84 ngàn tỷ đồngKết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp FDI ở Việt Nam năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh, với lợi nhuận sau thuế là 83.585 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2020.

分享到: