【pachuca đấu với monterrey】Kỳ vọng từ Hội chợ công nghiệp
Đối với các doanh nghiệp,ỳvọngtừHộichợcngnghiệpachuca đấu với monterrey Hội chợ công nghiệp - thương mại tỉnh Hậu Giang là ngày hội để giao lưu, quảng bá hình ảnh và gặp gỡ khách hàng. Còn với người tiêu dùng, đây là dịp tham quan và tìm hiểu nhiều sản phẩm chất lượng trong và ngoài tỉnh.
Khách hàng tham quan và mua sắm tại Hội chợ công nghiệp - thương mại Hậu Giang.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hội chợ giờ đây không còn là nơi diễn ra hoạt động mua bán sản phẩm đơn thuần mà là nơi quảng bá, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, đối tác trong và ngoài tỉnh, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập. Qua đó, hình ảnh của doanh nghiệp dần gần gũi và phổ biến hơn. Do đó, các gian hàng năm nay có sự đầu tư chỉn chu về phần hình ảnh, thiết kế và có điểm nhấn. Không gian rộng rãi, trưng bày đầy đủ các sản phẩm thế mạnh, có bàn tư vấn và gặp gỡ khách hàng, đối tác ngay trong gian hàng.
Đặc biệt tại hội chợ, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh có cơ hội “trình làng”. Ngay tối khai mạc, các sản phẩm này đã được vinh danh, chứng minh cho những nỗ lực không ngừng của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Hậu Giang. Không chỉ riêng tại hội chợ lần này, mà các sản phẩm được lựa chọn tiếp tục được hỗ trợ quảng bá, tham gia các kỳ triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Là một trong những doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận năm nay, bà Võ Thị Phương Trang, cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, không giấu được niềm vui và tự hào khi quá trình phấn đấu hơn 1 năm qua đã cho thành quả đầu tiên. Ngoài nỗ lực của bản thân, trong thời gian qua, cơ sở của bà cũng như các cơ sở, doanh nghiệp đã được công nhận năm nay đều nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ các ngành, địa phương để hoàn thiện quy trình sản xuất, phù hợp với các tiêu chuẩn trên thị trường và kết nối tiêu thụ ở nhiều nơi. Thời gian diễn ra hội chợ, cơ sở tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm, nghiên cứu thêm sản phẩm mới.
Ngoài quy tụ nhiều sản phẩm công nghiệp, nông thôn, sản phẩm tiêu biểu từ các địa phương trong tỉnh, hội chợ còn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp từ các tỉnh, thành bạn. Chị Nguyễn Thị Loan, Công ty TNHH Rong biển Đại Dương tại gian hàng của thành phố Đà Nẵng, cho hay từ ngày đầu tiên đã có rất nhiều người ủng hộ làm chị thấy rất mừng. Được biết, chị Loan cũng trực tiếp đứng tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp nhất. Dù có nhiều dịp tham gia các hội chợ ở ĐBSCL nhưng sự nhiệt tình và hào sảng của người tiêu dùng ở đây luôn để lại trong lòng doanh nghiệp nhiều ấn tượng đẹp. Điều này càng củng cố thêm mục tiêu mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam sau 5 năm thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Chị Loan tâm niệm rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có tâm huyết với sản phẩm cần tiếp tục nắm bắt các cơ hội như hội chợ lần này, tham gia nhiều đợt xúc tiến, quảng bá sản phẩm, nhất là khi nhận được sự hỗ trợ tối đa của ngành chức năng. Còn ông Nguyễn Văn Quý, cơ sở bánh tráng Phúc Thịnh đến từ Tây Ninh, chia sẻ: “Sau nhiều lần về Hậu Giang, sản phẩm của cơ sở dần “quen mặt” với người tiêu dùng và tiêu thụ khá tốt tại những ngày qua. Điều này chứng tỏ các đợt hội chợ có tác dụng quảng bá sản phẩm tốt”.
Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống hạ tầng thương mại tại Hậu Giang, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, hình thức mua sắm hiện đại dần chiếm ưu thế. Người tiêu dùng đến hội chợ không chỉ mua sắm mà còn tìm hiểu sâu hơn về các loại hàng hóa, nhất là hàng hóa được sản xuất trong tỉnh, từ cách thức sản xuất, nguồn gốc sản phẩm, có khi còn gặp chính chủ của doanh nghiệp để biết nhiều câu chuyện đằng sau các sản phẩm mà khách hàng đang cầm trên tay. Ông Trần Văn Luận, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Đến hội chợ, tôi thấy rõ sự phát triển của các sản phẩm chủ lực trong tỉnh như cá thát lát, trà mãng cầu, giá cả sản phẩm cạnh tranh, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong tỉnh. Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp có sự đầu tư hơn vào mẫu mã, bao bì hơn so với trước đây. Đây là tiến bộ đáng ghi nhận”. Tuy nhiên theo ông Luận, các sản phẩm đợt này còn chưa thật đa dạng, ít sản phẩm về các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác.
Tại lễ khai mạc hội chợ, bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công thương địa phương, Bộ Công thương đánh giá cao những nỗ lực của Hậu Giang trong việc khai thác những lợi thế, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và huy động các nguồn lực để tạo bứt phá mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và khu vực ĐBSCL, cả nước nói chung. Dù còn nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhưng tỉnh đã phát huy được những tiềm năng, thế mạnh trong xu thế hội nhập. Thời gian tới, kỳ vọng rằng Hậu Giang tiếp tục khai thác hiệu quả thế mạnh về nông nghiệp, tạo đột phá về công nghiệp phục vụ nông nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển có trọng tâm, trọng điểm vào khu vực có thể tạo ra sự phát triển đột phá như các khu, cụm công nghiệp tập trung, các đô thị trọng điểm, đặc biệt là các chương trình về khuyến công sẽ góp phần hình thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế thời gian tới.
Bài, ảnh: THIÊN TRANG