发布时间:2025-01-10 19:40:27 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Ông Vũ Tú Thành,ệtNamcầntinhchỉnhcáchtiếpcậnđểđóndòngtiềnđầutưtừnướcngoàkết quả bóng đá vô địch quốc gia australia Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tếHoa Kỳ - ASEAN. |
Ông đánh giá thế nào về tinh thần của Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với doanh nghiệp“Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, diễn ra sáng 9/5?
Tinh thần của Hội nghị khiến tôi nhớ lại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp lần đầu khi vừa nhậm chức vào tháng 4/2016. Đó cũng là một sự kiện cho thấy tinh thần quyết tâm rất cao của Thủ tướng và Chính phủ mới trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lần này, năm 2020, trong bối cảnh đang diễn ra đại dịch Covid-19, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp lại càng lên cao hơn. Do đó, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà doanh nghiệp nước ngoài cũng cảm nhận được tinh thần quyết liệt như thế. Và tinh thần ấy còn được chứng minh ở trên thực tế với hiệu quả trong công tác kiểm dịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù sụt giảm nhưng vẫn ở con số dương, trong khi nhiều quốc gia ở con số âm.
Tham dự Hội nghị, chắc hẳn ông có nhiều đề xuất cho cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tưtại Việt Nam?
Thời gian qua, công tác chống dịch của Việt Nam cho thấy một trong những bài học rất quan trọng là sự công khai, minh bạch. Chính phủ, doanh nghiệp, người dân đã tận mắt chứng kiến, khi các quy trình được công khai, minh bạch sẽ có sức thuyết phục rất lớn. Mọi người đều đồng lòng tham gia và tuân thủ các biện pháp chống dịch, mặc dù chi phí để tuân thủ rất cao nhưng khi họ nhận thức được đây là lợi ích chung trong đó có lợi ích của mỗi người, mỗi doanh nghiệp thì họ sẵn sàng chấp hành nghiêm chỉnh.
Hội nghị này vô cùng cần thiết, kịp thời, các ý kiến phát biểu cũng rất thực chất, có cả những ý kiến, nhận xét một số biện pháp của Chính phủ chưa hợp lý, như ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco nói rằng, yêu cầu giảm giá thịt lợn chưa phù hợp với thị trường, thậm chí phản tác dụng khi mà không khuyến khích được người dân đầu tư nuôi lợn. Cả những ý kiến thực chất và thái độ lắng nghe, cầu thị của Chính phủ rất đáng hoan nghênh, là động lực cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển.
Từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, những công ty lớn có đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi đã có một số kiến nghị cụ thể, ở 3 lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và năng lượng.
Đối với chăm sóc sức khỏe, chúng ta không chỉ phải quan tâm, lưu ý dịch bệnh Covid-19 là thách thức đang phải giải quyết mà Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức khác, các loại bệnh khác. Trong quá trình chống Covid-19, phục hồi kinh tế hậu Covid-19, vẫn phải chú ý đến các bệnh nhân khác để đảm bảo sự công bằng. Và chỉ khi có dân số khỏe, lực lượng lao động khỏe, mới có được nền kinh tế phát triển bền vững.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, trong giai đoạn nền kinh tế phải tạm dừng lại, dường như chỉ có công nghệ thông tin mới có thể giúp các hoạt động quan trọng của kinh tế - xã hội tiếp tục diễn ra. Chúng ta hình dung, vừa rồi hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam lạc hậu thì hậu quả kinh tế sẽ khủng khiếp như thế nào. Rất may, Việt Nam là một trong những nước có nền hạ tầng công nghệ thông tin hàng đầu khu vực Đông Nam Á nên duy trì được hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực thiết yếu.
Chúng tôi đề nghị Việt Nam phát huy mạnh hơn nữa lĩnh vực công nghệ thông tin. Bởi, hiện nay, vẫn có những chính sách vô hình chung cản trở sự phát triển đối với lĩnh vực này. Nhân dịp này, cần rà soát lại, kiên quyết cắt bỏ những cản trở đó.
Cuối cùng, về năng lượng, chúng tôi thấy rằng, phục hồi kinh tế sắp tới của Việt Nam sẽ khiến nhu cầu về năng lượng tăng lên nhanh chóng. Chính phủ cũng đã chỉ ra rất rõ, nguy cơ thiếu điện là nhãn tiền. Nhưng, thời gian qua, rất đáng tiếc là các dự ánđiện, phát điện mới không có, không triển khai được do rất nhiều lý do. Chúng ta phải áp dụng tinh thần quyết liệt như trong thời gian chống dịch vào những lĩnh vực quan trọng như năng lượng để đơn giản hóa thủ tục đầu tư và phải triển khai một cách quyết đoán.
Trong khi đó, chúng ta có thời cơ rất thuận lợi là hiện Chính phủ Hoa Kỳ đã dành ra khoản ngân sách hơn 100 tỷ USD, ít nhất trong 12 tháng tới bắt đầu từ tháng 5 để hỗ trợ các đối tác của các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể vay vốn để thực hiện các hợp đồng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực năng lượng, các nhà đầu tư của Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng nguồn vốn này. Chúng tôi có thể hỗ trợ.
Ông nhìn thấy điều gì về sự dịch chuyển dòng vốn thời gian gần đây và cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới?
Sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ trước khi diễn ra dịch Covid-19 và dịch bệnh này đã đẩy nhanh quá trình đó, tất nhiên là cộng hưởng thêm với một số yếu tố chính trị nữa.
Đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, kể cả trước khi xảy ra dịch Covid-19, đã có nhiều doanh nghiệp quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ hỏi chúng tôi rất nhiều về cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Trong khi diễn ra dịch Covid-19, hoạt động chững lại, nhưng ngay khi thấy kết quả chống dịch của Việt Nam cực kỳ ấn tượng, đã củng cố thêm lòng tin cho họ.
Các nhà đầu tư bắt đầu hỏi thông tin từ chúng tôi nhiều hơn. Quá trình trao đổi, tôi nhận thấy, họ đang lên kế hoạch ngay khi tình hình dịch tại Hoa Kỳ được kiểm soát và Việt Nam mở cửa trở lại cho người nước ngoàithì họ sẽ vào Việt Nam để tìm hiểu các cơ hội đầu tư. Các lĩnh vực rất đa dạng như: chăm sóc sức khỏe gồm dược phẩm, thiết bị y tế; tài chính, ngân hàng; sản xuất hàng xuất khẩu như thiết bị điện xuất khẩu sang Mỹ…
Xu hướng đó rất là rõ ràng, nhưng trong thuận lợi đó, tôi cũng lo lắng về việc năng lực của nền kinh tế Việt Nam có tiếp nhận được làn sóng mới này hay không. Nhà đầu tư nước ngoài đến nhưng chúng ta không đủ năng lực thì họ sẽ ra đi và đã ra đi thì rất lâu sau mới quay trở lại.
Bây giờ, chúng ta phải xác định chiến lược, phải lựa chọn những đối tác nào, khoản đầu tư nào là khả thi nhất thì tập trung vào đó chứ không đón tiếp dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm, để cuối cùng không đón được ai. Cơ hội của chúng ta rất lớn. Việt Nam cần tinh chỉnh lại cách tiếp cận để đón được các nhà đầu tư này.
Theo ông, định hướng về thu hút dòng vốn này trong Nghị quyết 50 về thu hút FDI cũng như dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua ở kỳ họp tới đã đủ điều kiện, có những định hướng thu hút được những dòng vốn như ông vừa đề cập chưa?
Những quyết sách lớn, vĩ mô như thế mới ở dạng chung chung thôi. Nhược điểm cố hữu của Việt Nam là trong khâu triển khai. Nếu như các cơ quan, đơn vị, địa phương thật sự công tâm, thật sự sáng tạo và chủ động thì sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nếu triển khai công khai, minh bạch, sẽ giúp không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các ngành kinh tế, các doanh nghiệp trong nước để có thể tận dụng được sự kết nối với các khoản đầu tư nước ngoài đó. Tuy nhiên, động cơ triển khai của một bộ phận cán bộ không trong sáng, cài cắm lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của mình vào để ra điều kiện không chính thức với các nhà đầu tư thì sẽ không triển khai được những chủ trương lớn.
Quan trọng nhất là thực thi pháp luật. Các cán bộ phụ trách thu hút, triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải bỏ thời gian, công sức tìm hiểu đối tác đầu tư và nhu cầu đầu tư của địa phương, của ngành để xác định nhà đầu tư, khoản đầu tư nào là phù hợp nhất chứ không phải nhà đầu tư nào chịu chi nhiều nhất theo kiểu chạy dự án.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ phản hồi như thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam. Họ đang lo ngại những vấn đề nào, thưa ông?
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ hết sức ấn tượng với tầm nhìn, chủ trương, sự quyết đoán, quyết tâm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nếu đặt trong mối quan hệ so sánh giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN thì Việt Nam đứng hàng đầu, từ góc độ cam kết của các nhà lãnh đạo, những người ra quyết sách cao nhất.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn của Việt Nam là triển khai các cam kết, các chủ trương lớn của lãnh đạo trong toàn hệ thống đến các bộ ngành, địa phương. Ví dụ, lĩnh vực năng lượng, Chính phủ đã xác định yêu cầu phát triển năng lượng bền vững, năng lượng sạch là bức xúc, cấp thiết, thiếu điện là nhãn tiền. Thế nhưng, bao năm nay, hệ thống phía dưới không thể triển khai được. Kết quả là các dự án điện lớn chưa được phê duyệt, không được triển khai. Vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏi Bộ Công thương, ngành điện lực, Bộ Tài chính phải ngồi lại với nhau, đặt mình vào địa vị của doanh nghiệp để gỡ từng vướng mắc.
相关文章
随便看看