您的当前位置:首页 > Thể thao > 【lich thi dau cup c1 chau au】Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tòa án 正文
时间:2025-01-12 15:53:19 来源:网络整理 编辑:Thể thao
(CMO) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, sáng nay (20/3), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội lich thi dau cup c1 chau au
Phiên chất vấn kết nối trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Khẳng định vị trí, vai trò của Ngành Tư pháp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. (Ảnh chụp màn hình)
Chủ tịch Quốc hội lưu ý các vị ĐBQH đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không nên đi sâu vào các vụ án cụ thể, tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp, hữu hiệu. Các trưởng ngành với kinh nghiệm nghị trường cũng như công tác lâu năm trong lĩnh vực phụ trách, cố gắng trả lời thẳng thắn, ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những chất vấn đại biểu Quốc hội nêu. Đồng thời, đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý.
Trong thời gian qua, số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp (so với cùng kỳ của 5 năm trước, số lượng các vụ án phải giải quyết tăng 507.849 vụ; đặc biệt năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng 29.944 vụ so với năm trước), trong khi số lượng biên chế được giao không tăng thêm, chất lượng biên chế còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ… Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực lớn của cán bộ, công chức, viên chức TAND, chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án ngày càng được nâng lên; tỷ lệ các bản án quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp; việc tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội được tích cực triển khai thực hiện…
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn. (Ảnh chụp từ màn hình)
Tuy nhiên, ngành Toà án vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; một số vấn đề cần ban hành quy phạm pháp luật có nội dung chuyên sâu, phức tạp hoặc thực tiễn chưa phát sinh còn chưa kịp thời; quy trình lựa chọn và phát triển án lệ vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, số lượng án lệ được ban hành trong một số lĩnh vực còn ít; việc đầu tư, lắp đặt trang thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến đồng bộ còn hạn chế…
Theo đó, phiên chất vấn tập trung các nhóm vấn đề: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác cán bộ của ngành Tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán và các công chức ngành Tòa án; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Tòa án. Công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ. Việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.
Nâng cao chất lượng xét xử gắn với xử lý nghiêm tiêu cực
Buổi chất vấn nhận được 50 câu hỏi, 6 đại biểu tranh luận. Trả lời chất vấn của các đại biểu làm cách nào nâng cao chất lượng xét xử, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, so với khối lượng công việc, biên chế của Tòa án hiện nay rất ít. Điều này, tạo ra áp lực đối với hệ thống Tòa án, ảnh hưởng chất lượng xét xử. TANDTC mong muốn Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc này, đảm bảo vấn đề biên chế cho Tòa án. Về việc các vụ việc, vụ án quá thời hạn là do nguyên nhân chủ quan, Chánh án TANDTC cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do áp lực công việc quá lớn, phải giải quyết khối lượng công việc gấp đôi quy định, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án.
Ông Nguyễn Quốc Hận, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, thông tin chương trình chất vấn, trả lời chất vấn đến đại biểu điểm cầu tỉnh Cà Mau.
Về tổ chức phiên tòa trực tuyến, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: TANDTC đã phối hợp ban hành các văn bản liên quan để hướng dẫn thực hiện, tổ chức tập huấn ở các địa phương… Đến nay, các trang bị cho xét xử trực tuyến đã cơ bản đầy đủ, đã xét xử hơn 5.400 vụ theo hình thức trực tuyến, đảm bảo công lý thực thi không chậm trễ, tạo điều kiện cho người ở xa, người ở nước ngoài tham gia phiên tòa; góp phần tiết kiệm nhiều nguồn lực trong tổ chức xét xử.
Theo báo cáo của TAND tối cao, từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp cán bộ, công chức ngành Tòa án đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng và tiêu cực. Về vấn đề này, Chánh án TANDTC khẳng định quan điểm của TANDTC là xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không bao che nên từ năm 2021 đã xử lý một số cán bộ theo hình thức kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự.
Để phòng ngừa tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, Toà án TAND tối cao đưa ra nhiều giải pháp, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm tra thực tế thường xuyên hằng năm; đẩy mạnh giáo dục đạo đức công vụ, trách nhiệm cho thẩm phán thông Bộ Quy tắc đạo đức thẩm phán và đưa vào giảng dạy trong Trường Đại học Luật, hệ thống Đại học Toà án. Những trường hợp vi phạm được phát hiện sẽ chủ động chuyển cho cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua phiên chất vấn nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới; nhất là phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành cơ bản mục tiêu “Xây dựng nền Tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” như Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định.
Chiều nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp tục điều hành phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Kiểm sát./.
Mộng Thường
PM to visit Laos, co2025-01-12 15:48
Chọn sân chơi nào trong cuộc chiến cạnh tranh nội – ngoại?2025-01-12 15:44
Cổ phiếu HBC trở lại sau “Tâm thư” của Chủ tịch Lê Viết Hải2025-01-12 15:22
Tự động hóa doanh nghiệp bằng giải pháp Make in Vietnam2025-01-12 15:04
Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ2025-01-12 14:59
DN dệt may nhọc nhằn tăng lương, đóng góp BHXH2025-01-12 14:51
Giải bài toán chuyển đổi số trong ngành bán lẻ Việt Nam2025-01-12 14:14
Những ai đang ‘sửa chữa’ Facebook?2025-01-12 14:03
Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc2025-01-12 13:36
Thế Giới Di Động sắp nhảy vào mảng gọi xe công nghệ2025-01-12 13:08
Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều2025-01-12 15:40
Khoảnh khắc ô tô tông trạm thu phí, nữ nhân viên không kịp chạy2025-01-12 15:36
Los Angeles auto show 2021 tràn ngập xe điện, VinFast VF e35 và VF e36 nổi bật2025-01-12 15:32
VTG 2017: Cơ hội kết nối kinh doanh ngành dệt may2025-01-12 14:48
Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?2025-01-12 14:41
Năm 2025, Điện Biên đặt mục tiêu triển khai tối thiểu 10% dịch vụ đô thị thông minh2025-01-12 14:16
Maritime Bank cho phép đổi mã PIN trên ngân hàng điện tử2025-01-12 14:12
Vietjet công bố mở đường bay TP.HCM2025-01-12 14:02
Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất2025-01-12 14:00
Phát triển làng nghề tơ lụa: Vắng bóng chính sách2025-01-12 13:31