VinFast vốn hóa gần 210 tỷ USD
Trước giờ mở cửa phiên giao dịch ngày 28/8 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ,ỷUSDtỷphúPhạmNhậtVượngsắpbắtkịpôngchủsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá atlas gặp santos laguna cổ phiếu VinFast (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn chưa dừng bứt phá với việc tăng thêm hơn 30% so với phiên liền trước từ 68,77 USD/cp lên mức giá cao kỷ lục mới 90 USD/cp, tương ứng giá trị công ty đạt gần 210 tỷ USD.
Trước phiên giao dịch chính thức 28/8, có lúc cổ phiếu VFS lên 92 USD/cp. Con số này bỏ xa mức giá đóng cửa phiên chào sàn là 37 USD/cp hôm 15/8, hay mức giá tham chiếu phiên đầu tiên 10 USD/cp.
Với mức giá mới thiết lập, vốn hóa của VinFast đang dần tiệm cận hãng xe hơi lớn thứ 2 thế giới Toyota. Hãng xe của Nhật có vốn hóa tính tới 25/8 là 222 tỷ USD. Trong khi đó, hãng Tesla của Mỹ có vốn hóa 757 tỷ USD.
Vốn hoá của VinFast gấp gần 2,5 lần so với ông lớn xe điện Trung Quốc BYD đang nổi đình đám, làm mưa gió ở nhiều nước với lượng bán xe rất lớn. Nửa đầu năm 2023, BYD giao hơn 1,26 triệu xe. Trong năm 2022, hãng xe điện Trung Quốc bán 1,86 triệu xe, gấp 3 lần so với 2021. BYD đang tấn công mạnh mẽ sang thị trường ASEAN.
Cổ phiếu VinFast tiếp tục được đẩy lên cao trong bối cảnh lượng cổ phiếu lưu hành tự do (free float) của VinFast ở mức rất thấp (4,5 triệu đơn vị so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được niêm yết).
Giới đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ dường như vẫn đang đánh cược giá cổ phiếu VinFast còn tiếp xu hướng tăng, một hiện tượng thường thấy khi một số hãng xe điện và công nghệ niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn đầu.
Trước đó, nhiều cảnh báo cho rằng, tỷ lệ free float thấp như hiện tại khiến những ai muốn short (bán khống) có thể thua lỗ cháy túi.
Trong khi đó, nếu các nhà đầu tư trên thế giới “đánh lên”, khả năng thắng cao hơn.
VinFast giảm nhanh từ 210 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng sẽ thay đổi vị trí ra sao?Trên thực tế, tỷ lệ free float dưới 1% là quá nhỏ. Nếu 100% cổ phiếu được tự do giao dịch, tình hình có thể sẽ rất khác.
Theo Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy, số lượng cổ phiếu lớn hơn dự kiến sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng 6 tháng đến một năm tới.
Dù vậy, việc cung ứng thêm cổ phiếu VinFast ra thị trường được cho là hạn chế trong thời gian tới. Dự kiến, có thêm khoảng 3 triệu cổ phiếu sẽ được đưa ra thêm trong lần đầu và khoảng 30 triệu trong thời gian sau đó.
Điều này cũng đồng nghĩa với lượng cung tiếp tục ở mức rất thấp, trong khi đó phía cầu được đánh giá là khá cao, theo những diễn biến giao dịch và những lần làm truyền thông, cung cấp thông tin tích cực cũng như tham vọng rất lớn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Một điều cũng được nhiều người nhìn thấy là các tỷ phú Việt Nam trong đó có ông Phạm Nhật Vượng hiểu và luôn tìm cách phát huy đặc tính của thị trường chứng khoán, vốn là nơi huy động vốn để doanh nghiệp phát triển.
Với vị thế một doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup có thể hỗ trợ cho VinFast trong vòng 1-2 năm nữa, với nguồn tiền bơm theo cam kết từ tổ chức này và ông Phạm Nhật Vượng là 2,5 tỷ USD.
Có thể lọt top 15 thế giới, tiến gần ông chủ Facebook
Tới cuối giờ chiều 28/8 (giờ Việt Nam), tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 100 triệu USD lên 55,9 tỷ USD nhờ cổ phiếu Vingroup (VIC) trên thị trường chứng khoán tăng khá mạnh.
Trong phiên 28/8, trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE), cổ phiếu Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thu hút sự quan tâm của khối ngoại. Cổ phiếu VIC tăng 1.200 đồng lên 64.700 đồng/cp. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng VinFast có thể duy trì được mức vốn hóa khủng (cả trăm tỷ USD) trên sàn Nasdaq và đây là khởi đầu của một huyền thoại xe điện mới.
Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) cũng tăng giá khá mạnh thêm tương ứng 600 đồng và 1.050 đồng lên 54.700 đồng/cp và 29.750 đồng/cp.
Tuy nhiên, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện biến động chủ yếu theo biến động cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq. Nếu kết thúc phiên 28/8, cổ phiếu VinFast tăng hơn 30% (so với mức 68,77 USD/cp) lên mức 90 USD/cp như giao dịch trước phiên, thì tài sản của ông Vượng sẽ tăng thêm khoảng 15 tỷ USD lên khoảng 71 tỷ USD.
Nếu đúng như vậy, với mức tài sản 71 tỷ USD, tỷ phú Vượng sẽ lọt top 15 người giàu nhất thế giới và xếp thứ 2 châu Á, chỉ sau ông trùm dầu khí và bán lẻ Mukesh Ambani của Ấn Độ (người có 95,9 tỷ USD, tính tới 25/8) và vượt tỷ phú Chung Thiểm Thiểm - Zhong Shanshan, ông chủ công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc Nongfu Spring (người có 60,3 tỷ USD).
Khi đó, với vị trí trong top 15 thì tỷ phú người Việt chỉ kém vài bậc so với vị trí thứ 9 của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, người đang có 101 tỷ USD.
Cho tới thời điểm này, mặc dù cổ phiếu VinFast biến động mạnh nhưng Forbes vẫn liên tục cập nhật xếp hạng tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trước đó, Forbes đã có 2 lần điều chỉnh chiết khấu con số tài sản của ông Vượng, có thể do lượng cổ phiếu lưu hành tự do của VinFast thấp.
Trong khi đó, Bloomberg chưa có những tính toán cụ thể về khối tài sản của ông Vượng. Không những thế, tên ông Vượng không còn trong danh sách các tỷ phú của Bloomberg. Trước khi VinFast lên sàn Nasdaq, ông Vượng được Bloomberg tính toán có 5-5,9 tỷ USD.
Việc vốn hóa VinFast tăng mạnh và vượt nhiều hãng xe hơi lớn của Mỹ, vượt qua các đại gia lâu đời của Đức cũng như ông xe ô tô điện BYD đình đám của Trung Quốc… đã khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng trụ được ở mức giá cao của cổ phiếu VFS.
Cú bứt phá của VinFast gây bão dư luận trên thị trường quốc tế cũng như tại Việt Nam và được xem là một tia chớp trên bầu trời tài chính Mỹ, nhưng cũng được kỳ vọng có thể là khởi đầu của một huyền thoại mới trong làng xe điện thế giới. Tất cả cần thời gian để có câu trả lời.
VinFast có nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức ở phía trước.