您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kết quả giải hạng 3 na uy】Rào cản từ hạ tầng giao thông

Nhận Định Bóng Đá6653人已围观

简介(CMO) Nằm cách trung tâm xã Tân Thuận 5 km đường nhựa, Hoà Hải là 1 trong 3 ấp khó khăn của xã Tân T ...

Báo Cà Mau(CMO) Nằm cách trung tâm xã Tân Thuận 5 km đường nhựa, Hoà Hải là 1 trong 3 ấp khó khăn của xã Tân Thuận. Hạ tầng giao thông là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của ấp này.

“Ấp có 345 hộ dân sinh sống, với 1.931 khẩu. Toàn ấp có khoảng 70% lộ giao thông được xây dựng từ năm 2007 hiện đã xuống cấp, chỉ còn đi lại được 30%. Việc đi lại của bà con hết sức khó khăn”, Trưởng ấp Hoà Hải La Văn Cảnh thông tin.

Nút thắt hạ tầng

Ấp Hoà Hải với 858 ha đất nuôi thuỷ sản, 10 ha trồng rau màu, giao thông trắc trở, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, sản phẩm làm ra thường bị thương lái ép giá, khó tiêu thụ.

Lộ giao thông xuống cấp, cộng với triều cường diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân.

Với gần 70 hộ dân sinh sống, tuyến kênh Bồn Bồn có hơn 5 km đường thì xuống cấp hết, mỗi đợt triều cường càng làm cho người dân đi lại khó khăn thêm.

Ông Nguyễn Văn Tâm, người dân ấp Hoà Hải, bày tỏ: “Mấy năm gần đây thời tiết bất thường, từ tháng 4 đã xuất hiện triều cường. Mỗi lần triều cường, nước ứ đọng hàng giờ khiến cả xóm bị cô lập. Nước rút thì để lại bùn đất trơn trượt, quện chặt lấy chân người, phải chờ khô ráo mới mong đi được. Mùa mưa đường lầy lội, học sinh đi học bị sụp ổ gà, quần áo, tập vở ướt hết, tội lắm”.

Còn ở tuyến kênh Công An, không chỉ đường giao thông trở ngại mà người dân còn gặp khó về điện. 24 hộ dân, 4-5 hộ chung nhau 1 đồng hồ dẫn điện từ đầu kênh cách gần 1 km. Điện rất yếu, bà con phải hạn chế sử dụng nhiều vật dụng trong nhà.

Sinh sống ở đây hơn 30 năm, ông Trịnh Quốc Việt tâm sự: “Chúng tôi gom mỗi người một ít hùn nhau chỉ làm được con lộ  dài hơn cây số. Đường hẹp, đã vậy mỗi khi nước dâng con đường trở nên lầy lội, rất khó đi lại, chở hàng hoá, chưa kể những lúc ốm đau, bệnh tật. Điện sinh hoạt tốn mỗi tháng 500.000-600.000 đồng nhưng yếu, giờ chỉ mong sớm được đầu tư lưới điện cũng như lộ làng để người dân bớt khổ”.

Sinh kế khó khăn

Ông La Văn Cảnh cho biết: “Nuôi thuỷ sản là sinh kế chủ lực của bà con nơi đây, nhưng chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cần tạo chuỗi liên kết sản xuất từ tổ hợp tác hay hợp tác xã. Thời tiết, môi trường, sự cách trở của đường giao thông ngày càng ảnh hưởng đến việc sản xuất”.  

Ông Nguyễn Văn Tâm bộc bạch: “Gia đình tôi có 2 công đất trồng rau màu. Mỗi đợt triều cường, rau màu bị ngập sâu trong nước. Trở tay không kịp coi như mất trắng, không vớt vát được gì hết”.

Ấp Hoà Hải có hơn 1/3 hộ không đất sản xuất, trong đó đa phần là những hộ đồng bào dân tộc Khmer. Đời sống người dân bấp bênh vì không có nguồn thu ổn định, chủ yếu làm thuê. Như trường hợp của chị Ngô Thuý An, là hộ dân tộc Khmer, nơi trú ngụ của gia đình chỉ là túp lều tạm bợ, ruộng vườn không có, ngày ngày phải làm thuê kiếm sống. Chị có đến 6 đứa con, nhưng hiện chỉ có cháu Hàn Trọng Tình đi học.

“Cứ học hết thì lấy gì mà ăn, tiền đâu đóng học phí, thằng Tình cũng sẽ học cho biết chữ như anh chị thôi, buổi nào không đi học thì đi bắt chem chép, sò, ốc với những đứa trẻ trong xóm. Mỗi ngày nó cũng dành dụm được 30.000-40.000 đồng, để mua sách vở cho năm học mới”, chị An chia sẻ. 

Gia đình chị Lâm Thị Thanh, cũng là hộ dân tộc Khmer, có 3 công đất vuông. Được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để cải tạo đất, mua giống về nuôi nhưng thời tiết thất thường nên việc nuôi tôm thất bại. Chị than thở: “Cả nhà gần chục miệng ăn giờ phụ thuộc vào tiền chạy xe ôm của ông chồng, tôi thì ở nhà gói bánh lá dừa, bán quán nước phụ thêm. Đường sá như vầy, thiệt không biết tính sao”.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận Nguyễn Văn Bình thông tin, xã có tổng số 3.843 hộ, 15.600 khẩu, 224 hộ dân tộc. Toàn xã có 4 ấp thuộc diện khó khăn: Hoà Hải, Đồng Giác, Thuận Lợi B và Lưu Hoa Thanh, hạ tầng nông thôn yếu kém, còn nhiều hộ dân không đất sản xuất, thu nhập bấp bênh. Sắp tới, trong công tác giảm nghèo, xã sẽ chủ động gắn kết các chương trình hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo bền vững từ trên và tích cực vận động xã hội hoá để hộ nghèo có điều kiện sản xuất, chăn nuôi, thoát nghèo bền vững. Về hạ tầng, hiện địa phương đang tập trung xây dựng tại các ấp đã đăng ký ấp văn hoá để đảm bảo đạt tỷ lệ lộ nông thôn. Đối với lộ ở các ấp đang xuống cấp sẽ tiếp tục duy tu, sửa chữa để đảm bảo cho bà con đi lại./.

Tiểu Ái

 

Tags:

相关文章