【bảng xếp hạng bóng đá thụy sĩ】Pháp luật Việt Nam về hải quan gần như tương thích với EVFTA
Doanh nghiệp ưu tiên,ápluậtViệtNamvềhảiquangầnnhưtươngthíchvớbảng xếp hạng bóng đá thụy sĩ không cần nhiều đến tràn lan?
Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia về lĩnh vực hải quan, quy định kim ngạch hoặc số lượng dịch vụ thực hiện mỗi năm không phải là sáng kiến của Việt Nam mà là cách làm của nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Chỉ việc quy định các mức kim ngạch khác nhau là cách làm riêng của Việt Nam với mục đích chính là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, pháp luật Việt Nam gần như đã tương thích, tuy nhiên còn hai yêu cầu “rất nhỏ” chưa tương thích gồm yêu cầu không phân biệt đối xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chế độ doanh nghiệp ưu tiên và yêu cầu mỗi giấy tờ hành chính chỉ phải nộp một lần.
Bà Trang phân tích, theo tiêu chí về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm để được hưởng chế độ ưu tiên, hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận chế độ này, trừ các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thông qua đại lý hải quan đáp ứng được các tiêu chí.
Từ đó, Nhóm rà soát đề xuất cân nhắc điều chỉnh lại các quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật Hải quan về tiêu chí kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm theo hướng, giảm mức kim ngạch xuống cho phù hợp với năng lực xuất nhập khẩu của trung bình các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Thanh Bình- chuyên gia về lĩnh vực hải quan, quy định kim ngạch hoặc số lượng dịch vụ thực hiện mỗi năm không phải là sáng kiến của Việt Nam mà là cách làm của nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Chỉ việc quy định các mức kim ngạch khác nhau là cách làm riêng của Việt Nam với mục đích chính là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ chế ưu tiên, một mặt giành nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, mặt khác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt, nhất là về ý thức và năng lực tuân thủ pháp luật, phương pháp quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp để đáp ứng sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Hải quan.
“Ưu tiên mà áp dụng cho số đông thì ưu tiên không có ý nghĩa nhiều. Vì vậy tôi đồng tình với kiến nghị cần từng bước sửa đổi pháp luật Việt Nam theo hướng giảm mức kim ngạch nhưng không đến mức để số lượng doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí nhiều đến tràn lan, làm mất ý nghĩa thực tế của cơ chế này” – ông Bình nói.
Mỗi giấy tờ hành chính chỉ phải nộp một lần
Một vấn đề “rất nhỏ” nữa mà theo bà Trang, dù nhỏ nhưng cũng cần được phân tích để đưa ra đề xuất, giải pháp thích hợp, đó là yêu cầu mỗi giấy tờ hành chính chỉ phải nộp một lần.
Theo phân tích của bà Trang, nếu cam kết (bằng ngôn ngữ Tiếng Anh theo nguyên bản của Hiệp định – PV) được hiểu là chỉ một giấy tờ hành chính duy nhất cho các thủ tục hải quan thì pháp luật hải quan hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của cam kết.
Tuy nhiên, bà Trang cũng cho rằng, dường như cách hiểu này không thích hợp bởi với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, ít nhất luôn có một tài liệu là Tờ khai hải quan, ngoài ra nhiều hàng hóa còn cần có thêm một hoặc nhiều loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Vì vậy, về logic, quy định này không thể được hiểu theo cách này.
Và với cách suy luận thứ hai, theo bà Trang, nếu cam kết này được hiểu là đối với mỗi loại giấy tờ hành chính chỉ cần một bản được sử dụng cho toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan thì pháp luật Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được một phần.
Cụ thể, pháp luật Việt Nam mới chỉ đáp ứng được yêu cầu này trong trường hợp đã thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và cũng là với những giấy tờ mà các cơ quan liên quan cấp dưới dạng điện tử.
Do đó, Nhóm rà soát cho rằng, trong cả hai trường hợp, pháp luật Việt Nam đều chưa đáp ứng được yêu cầu và vì vậy cần được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Bình luận về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Hiền, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan cho rằng, hiện ngành Hải quan đã vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS và việc đảm bảo mỗi giấy tờ hành chính chỉ phải nộp một lần là thực hiện được.
Theo ông Phạm Thanh Bình, quy định này liên quan đến “Chuẩn mực chuyển tiếp” của Công ước Kyoto (sửa đổi), theo đó, các doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện của Hải quan quy định được phép sử dụng một tờ khai hải quan để xuất nhập khẩu toàn bộ lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định.
“Chuẩn mực này đã được nội luật hóa tại khoản 5 Điều 29 Luật Hải quan và khoản 8 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật Hải quan. Điều này được hiểu là, pháp luật Việt Nam đã đáp ứng cam kết này” – ông Bình khẳng định.
Ông Bình cho biết thêm, để thực hiện tốt quy định này còn cần rà soát hệ thống pháp luật quản lý chuyên ngành bởi thực tế hiện nay, thủ tục hải quan còn liên quan nhiều đến kiểm tra chuyên ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ lô hàng kiểm tra chuyên ngành cao và thời gian thông quan hàng hóa dài như hiện nay.
Theo Báo cáo, pháp luật Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của EVFTA về thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiếp tục giảm thời gian giải phóng hàng, làm thủ tục hải quan điện tử và xử lý tờ khai điện tử trước khi hàng hóa đến, tạo điều kiện cho việc thông qua ngay khi hàng đến. Do đó, không cần bổ sung, sửa đổi gì về nội dung này trong pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng đã phù hợp với Cam kết EVFTA về chính sách, nguyên tắc về hoạt động hải quan, hiện đại hóa quản lý hải quan, quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan… |
相关推荐
- 1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- Phát hành bộ tem kỷ niệm 50 năm Cuộc thi viết thư quốc tế UPU
- Rinh voucher học tiếng Anh cho con khi mua sắm tại LOTTE Mart
- Bình Dương quyết trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần
- Tây Ninh Smart
- Thịt heo Tết Tân Sửu sẽ không khan hàng sốt giá
- Sao Việt hôm nay 20/7: Ngỡ ngàng với nhan sắc tuổi 33 của BTV Thu Hà VTV
- Huy động hơn 6,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ