Người Việt tại Nhật "sống khổ" khi thực phẩm tăng giá,ườiViệttạiNhậtquotsốngkhổquotkhithựcphẩmtănggiáđồngyêngiảmmạtỷ số trận wolverhampton đồng yên giảm mạnhNguyễn Vy(Dân trí) - "Tôi phải ăn tạm mì tôm, đi vay gạo của hàng xóm. Giờ giá cả tăng, tôi cũng chi tiêu tiết kiệm hơn trước", anh Chung, một lao động Việt tại Nhật, nói.Có gì ăn nấy Gần 1 tuần qua, anh Phạm Thành Chung (28 tuổi, sống tại Ishikawa, Nhật Bản) cho hay anh phải ăn tạm mì tôm vì kệ hàng gạo tại các siêu thị gần nhà đều đã trống trơn. Chung đã thử đi vay hàng xóm người Nhật nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu, bởi họ vừa mới gặt xong, phải đợi vài hôm nữa mới sấy và xay từ thóc ra gạo được. "Gạo không chỉ thiếu mà giá cả cũng tăng. Trước đây, tôi mua một bao gạo 10kg với giá 3.000 yên nhưng bây giờ đã lên 5.500 yên, thậm chí không còn để mua. Tôi dự định sẽ đến các siêu thị lớn hơn ở địa phương khác để tìm mua chứ không thể nhịn ăn gạo lâu được", anh Chung chia sẻ. Hằng tháng, nam lao động chi khoảng 12.000 yên cho việc mua thực phẩm. Trước tình hình giá cả tăng, anh dự định sẽ tiếp tục "thắt lưng buộc bụng", không sử dụng các mặt hàng đắt tiền. Anh Đặng Văn Vũ (25 tuổi, sống tại Niigata, Nhật Bản) cho biết thực phẩm tại Nhật Bản đang tăng giá, đặc biệt là gạo. Thông thường, tại khu vực anh sinh sống, một túi gạo 10kg có giá dao động 3.400 yên thì đến nay giá đã tăng gần 6.000 yên. Dù giá cả tăng cao, nhiều người dân vẫn ồ ạt đi mua để tích trữ, đề phòng thiên tai. Không chỉ gạo, một số siêu thị còn "cháy" hàng các loại nước đóng chai. "Mặt hàng gạo ở các siêu thị hiện rất ít. Tôi muốn mua thì phải dậy từ sớm, đi muộn thì không thể nào mua được", anh Vũ nói. Vì giá cả tăng cao nên khoản chi tiêu hằng tháng của anh cũng tăng thêm 3.000 yên (khoảng 518.000 đồng). Theo tờ Financial Times, Nhật Bản đang trải qua tình trạng thiếu gạo trầm trọng nhất trong 30 năm qua. Tại siêu thị, các kệ hàng trống rỗng mặt hàng gạo và giá cả thì tăng vọt. Chính phủ phải kêu gọi người dân không nên hoảng loạn, đổ xô đi mua gạo tích trữ. Đến nay, lượng gạo dữ trữ của khu vực tư nhân ở Nhật đã giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 1999. Giá của một bao gạo đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Các siêu thị cũng đã giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua một túi gạo/lần trước bối cảnh thiếu hụt mặt hàng này. Nhiều người đặt hàng trực tuyến bị hủy đơn đột ngột hoặc phải bốc thăm như chơi xổ số. Chỉ có một số người đặt hàng thành công và được giao tận tay túi gạo. Nguyên nhân dẫn đến việc này được cho là bởi lượng khách du lịch lớn dẫn tới nhu cầu ăn món sushi tăng vọt. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ thời tiết khắc nghiệt và việc theo đuổi chính sách nông nghiệp chưa đúng hướng trong nhiều thập kỷ. Tiền gửi về nhà ít hơn Mặc dù hiện tại, đồng yên dần tăng giá nhưng vẫn chưa trở lại giá trị như thời điểm 2 năm trước. Tính đến sáng 6/9, tỷ giá mua yên Nhật tại các ngân hàng dao động trong khoảng 165,45-170,16 đồng/yên. Trước tình hình này, anh Phạm Thành Chung chia sẻ bản thân đành giảm số tiền gửi về cho vợ con, khoảng 4-9 triệu đồng/tháng. Anh cho hay anh sẽ chờ cho đến khi đồng yên tăng trở lại rồi mới tăng số tiền gửi về cho gia đình. Anh Đặng Văn Vũ chia sẻ anh cũng chưa thể tăng số tiền gửi về cho gia đình kể từ khi đồng yên có dấu hiệu sụt giảm. Anh Vũ đến Nhật Bản đã được gần 5 năm. Đến nay, anh làm nhân viên bảo dưỡng ô tô với mức lương 17 man/tháng (khoảng 27,7 triệu đồng), cộng thêm tiền thưởng 2 lần/năm. Theo anh Vũ 2 năm trước, đồng yên Nhật vẫn ở mức giá hơn 204 đồng/yên, nhưng nay chỉ còn khoảng 165 đồng/yên. Vì vậy, số tiền anh gửi về quê cho gia đình cũng giảm từ 25 triệu xuống còn 17 triệu/tháng. Tuy nhiên, để có thể gửi về cho mẹ 17 triệu đồng, anh phải sống theo kiểu "thắt lưng buộc bụng" nhất có thể. Không những vậy, chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là thực phẩm đã khiến đời sống lao động Việt tại Nhật như anh Vũ càng chật vật hơn. Chi tiêu lên đến 5 man/tháng (tương đương 8,1 triệu đồng), số tiền anh Vũ gom nhặt gửi về quê hiện tại không còn nhiều. Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu Teikoku Databank, vào tháng 9, giá của 1.392 sản phẩm từ 195 nhà sản xuất thực phẩm lớn của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng. Đây là lần đầu tiên số lượng tăng giá vượt 1.000 sản phẩm kể từ tháng 4/2024. |