当前位置:首页 > La liga > 【giải quốc gia hà lan】Chợ tình Khâu Vai 正文

【giải quốc gia hà lan】Chợ tình Khâu Vai

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-25 23:55:10

Báo Cà MauTôi có may mắn là được đi lại hầu hết các tỉnh, thành trong nước, nhưng những chuyến đi trước đây cũng chỉ “cỡi ngựa xem hoa”, tranh thủ “chụp giựt” được phần nào để bổ sung vào kho tư liệu ảnh của mình. Riêng năm 2013, tôi cùng bè bạn tổ chức được 2 chuyến đi xuyên Việt, với lộ trình trên 10.000 cây số, thời gian của mỗi chuyến đi gần 30 ngày.

Tôi có may mắn là được đi lại hầu hết các tỉnh, thành trong nước, nhưng những chuyến đi trước đây cũng chỉ “cỡi ngựa xem hoa”, tranh thủ “chụp giựt” được phần nào để bổ sung vào kho tư liệu ảnh của mình. Riêng năm 2013, tôi cùng bè bạn tổ chức được 2 chuyến đi xuyên Việt, với lộ trình trên 10.000 cây số, thời gian của mỗi chuyến đi gần 30 ngày. Qua đó tôi đến được nhiều nơi, ngắm nhiều cảnh đẹp lạ mắt, những sinh hoạt phong phú đa dạng, nhất là của các dân tộc ít người. Tình đất, tình người nhiều nơi như cuốn hút tôi, giữ chân tôi lại.

Riêng Hà Giang đã gây cho tôi nhiều ấn tượng mạnh mẽ: “đệ nhất hùng quan Mã Pì Lèng” bên dòng Nho Quế, núi đá tai mèo Ðồng Văn, Mèo Vạc, cột cờ Lũng Cú - cực Bắc Việt Nam; độc đáo hơn là Chợ tình Khâu Vai mà chưa nơi nào có được. Như lời của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ðinh Quang Thành: “Các anh đến Hà Giang không chỉ lưu lại một vài ngày mà có khi còn muốn định cư luôn”.

Rộn ràng Chợ tình Khâu Vai - Hà Giang.             Ảnh internet

Hà Giang còn là mái nhà chung của gần 20 dân tộc anh em cùng sinh sống nên có nhiều lễ hội vào mùa xuân. Riêng xã Khâu Vai có 4 dân tộc: Nùng, Giấy, Dao, Mông. Diện tích tự nhiên 2.300 ha, trong đó có đất nông nghiệp 934 ha. Nông nghiệp ở đây phần lớn là trồng lúa với ruộng bậc thang và một số loại cây ăn trái khác. Từ TP Hà Giang chạy dọc biên giới Việt - Trung 188 km, đường chênh vênh bên vách núi đá tai mèo cao nhất và hiểm trở nhất Việt Nam, mới tới được trung tâm xã Khâu Vai.

Nguồn gốc chợ tình chưa có một chứng minh nào rõ ràng, chỉ nghe người già kể lại rồi truyền miệng đến nay. Chuyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, khi con người còn sống theo bộ lạc, nơi rừng núi Khâu Vai có 1 gia đình nông dân nghèo, thuộc dân tộc Nùng, có 3 người con trai khôi ngô tuấn tú, giỏi tay đàn, tay cung nỏ, dao rựa; khoẻ mạnh như trâu rừng, chạy nhanh như con hươu, con hoẵng. Nhà nghèo chẳng có ruộng rẫy nên ngày ngày các con theo cha vào rừng đào khoai củ, hái lượm rau quả đem xuống chợ đổi gạo, muối, thuốc lào… sống qua ngày. Càng lớn, người con trai thứ Ba càng khoẻ, càng đẹp, lại có giọng hát hay, thổi sáo giỏi. Tiếng sáo của chàng ngân vang đến đâu làm cho trái tim người dân bản nhảy múa, ca hát đến đó; các cô gái xao xuyến lòng, cuốn vào giấc ngủ chập chờn mộng mị... Vì vậy mà dân bản quý mến đặt cho chàng biệt danh “chàng Ba”.

Ở làng người Giấy, ông tộc trưởng có người con gái út xinh đẹp, nết na. Cô đã đến tuổi thích ra bờ suối soi bóng ngắm mình rồi mỉm cười ngó bâng quơ như sợ có ai trộm nhìn. Khi nàng cất giọng hát thì hình như lũ chim trên cành im tiếng ngẩn ngơ, cơn gió như ngừng lại lắng nghe, bầu trời như xanh trong hơn. Tuy là con nhà quyền thế, cao sang nhưng cô thích giao du với bạn gái con nhà dân dã trong bản cùng hái hoa, bắt bướm, giữ trâu… Nàng muốn gởi hồn theo mây gió, gởi tiếng hát lên không trung, vào dòng suối, mang tình cảm mình đi xa đến muôn nơi.

Càng lớn nàng càng đẹp rực rỡ như hoa xuân, tiếng hát làm mê hoặc lòng người. Ðã có bao nhiêu chàng trai ở các bản làng gần xa - trong đó có con tộc trưởng làng cạnh bên, si mê nàng nhất. Trong những đêm trăng sáng, những ngày lễ hội thường đến chân cầu thang nhà nàng tìm cơ hội gieo tình, mong được hát đối với nàng. Nhưng nàng không mở cửa và không hát đối lại hay trò chuyện bên bếp lửa như bao chàng trai, cô gái khác. Trái tim của nàng chỉ rạo rực xao xuyến là khi nghe tiếng sáo của chàng Ba.

Ngược lại, tiếng hát của nàng đã hoà quyện vào tiếng sáo của chàng Ba lúc nào chẳng rõ nữa, chỉ biết rằng khi nàng được nghe tiếng sáo của chàng thì cái chân muốn chạy nhanh xuống chân cầu thang đón tiếp chàng và cất tiếng hát êm đềm, ngọt ngào như đưa hồn người vào thế giới thần tiên. Tiếng sáo, tiếng hát ấy như một sợi dây vô hình buộc siết 2 người lại, từ âm ĩ đến bùng cháy dữ dội mà không có thứ nước nào tưới tắt.

Ðó là vào đêm Lễ hội Lồng tồng - lễ hội xuống đồng chấm dứt những ngày vui xuân - tiếng sáo của chàng Ba réo rắt dưới chân cầu thang nhà nàng, nàng hớn hở ra mở cửa đón mời chàng vào nhà cùng ngồi bên bếp lửa hát đối đáp. Cha mẹ nàng chê khinh chàng Ba thậm tệ bằng cách lấy gạo trộn vào muối ném vào mặt chàng xua đuổi ra khỏi nhà, với lý lẽ chàng là người nghèo lại khác dân tộc nên không thể lấy được nhau. Câu ví của người già: nước với dầu để chung dù có lắc cỡ nào cũng không hoà tan được. “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” chẳng được quyền lựa chọn.

Sự nghiêm cấm gắt gao của gia đình và họ hàng nhà nàng làm cho chuyện quan hệ của 2 người rất khó khăn, trở ngại. Không chịu đựng được nỗi nhớ thương nên có lần họ trốn ra bờ suối để gặp nhau, nhưng chưa kịp nói năng, tâm sự thì cha mẹ nàng sai người tìm bắt về rồi nhốt trong buồng. Cuối cùng, 2 người đã dùng tiếng sáo, tiếng hát hẹn hò bỏ nhà trốn lên núi Khâu Vai; có khi họ hàng kiếm quá phải chui xuống hang sâu để trốn tránh. Không tìm thấy, họ tổ chức tốp người có trang bị giáo mác kéo sang nhà trai chửi bới, hành hung buộc bên trai phải đối phó.

Cuộc xô xát diễn ra dữ dội. Từ trên núi, nhìn xuống thung lũng chứng kiến thảm trạng bi thương này, 2 người vừa khổ đau vừa ân hận tột cùng, thương cha mẹ anh em, họ hàng, đã vì mình mà phải đổ máu. Không còn cách nào khác, họ đành đứt ruột chia tay để cứu cho 2 bên khỏi cảnh xung đột tương tàn. Cuối cùng họ hẹn hò nhau mỗi năm gặp lại 1 lần tại nơi này, đúng vào ngày 27/3 âm lịch để ghi nhớ ngày ly tan, mất mát lớn lao trong cuộc đời! Và họ đã giữ đúng lời hứa, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không quên đến với nhau.

Từ câu chuyện kể trên đã lan truyền ngày càng rộng rãi ra các vùng chung quanh - kể cả người Trung Quốc ở Cốc Pằng, Phố Sau, Pây Khan cũng sang đây.

Trước năm 1991, chợ này chỉ họp mỗi năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch, nhưng chợ không phải là nơi giao lưu mua bán, chỉ một vài thương lái từ chợ huyện mang dầu lửa, muối, thuốc lào vào bản hay đổi trao những mặt hàng nông sản. Người đến chợ không nhiều, chủ yếu là các cặp tình nhân trắc trở trái ngang mới tới đây tìm lại người xưa. Mỗi người giờ đây ai cũng có mái ấm gia đình, có cháu nội ngoại cả rồi. Và thời gian chia cắt cả 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhưng vì những kỷ niệm đẹp đẽ của mối tình đầu thúc giục nên họ phải tìm đến nhau để kể cho nhau nghe những buồn vui, nhung nhớ. Cũng có thể gởi tâm sự mình vào lời ca tiếng nhạc bên đống lửa hồng, họ ngồi với nhau suốt đêm 26 và cả ngày 27/3. Họ mời nhau cơm nấm, cơm lam, ăn bánh, uống rượu. Tất cả thức ăn uống này để chuẩn bị sẽ từ nhà mang đến.

Cái cao thượng trong sáng đáng nói ở đây là mối quan hệ của họ chỉ là tình bạn nghiêm túc, nếu 1 trong 2 người có thái độ sàm sỡ, bất chính thì bị người kia coi như xúc phạm, bị xem thường, tình cảm đổ vỡ, không còn gặp nhau nữa. Người dân tộc miền núi sống thật thà như đếm, coi trọng chữ thuỷ chung, dù cuộc hôn nhân có gượng ép vì áp lực của cha mẹ, họ vẫn sống với nhau suốt đời. Nếu 1 trong 2 người bội tình, thì người kia ăn lá ngón hay tự vận.

Chiều 27 chợ tan, đôi bạn ngậm ngùi bịn rịn chia tay nhau và hẹn năm sau. Hiện tại, nơi đây có nhiều đổi thay, một số hàng quán mọc lên, cảnh bán buôn nhộn nhịp làm giảm ý nghĩa thiêng liêng, hồn nhiên vốn có, nhưng tập tục cổ truyền này thì không xoá nhoà được./.

Võ An Khánh

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá