【keo nha cai.d】Chấp nhận thương mại công bằng
时间:2025-01-26 06:18:06 出处:World Cup阅读(143)
Số lượng còn khiêm tốn
Để tháo gỡ khó khăn cho các DN tham gia chương trình thương mại công bằng,ấpnhậnthươngmạicôngbằkeo nha cai.d dự án Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam do Liên minh châu Âu tài trợ được triển khai từ tháng 6-2014 và kéo dài đến tháng 5-2017 với mục tiêu hướng tới phát triển và tăng cường khả năng kinh doanh thương mại công bằng ở Việt Nam tuân thủ các yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu. |
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), chương trình thương mại công bằng là một chuỗi khép kín từ nhà XK, nhà NK, DN chế biến, phân phối đến tay người tiêu dùng với các tiêu chuẩn rất chặt chẽ. Để tham gia chương trình này, DN hay các hợp tác xã phải đóng phí cho các tổ chức nước ngoài và được chứng nhận. Hằng năm, các tổ chức này đều cử người sang tận nơi để kiểm tra, nếu DN vi phạm sẽ bị dừng cấp chứng nhận.
Để được cấp chứng nhận, sản phẩm của DN phải được sản xuất theo nguyên tắc thân thiện môi trường, phát triển bền vững và phải đảm bảo không có sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa các nhà sản xuất và người lao động.
Hiện nay, chứng nhận này đã được trao cho DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cà phê, chè, thủ công mỹ nghệ. Song số lượng DN đạt được chứng nhận này hiện còn khá kiêm tốn. Công ty cà phê Nguyễn Huy Hùng (tỉnh Kon Tum) là một trong 2 DN cà phê đầu tiên đạt chứng nhận thương mại công bằng ở Việt Nam. Theo ông Đào Duy Tùng, Phó giám đốc DN này, khi các đối tác nước ngoài biết sản phẩm của công ty có chứng nhận thương mại công bằng thì khả năng ký kết hợp đồng thành công rất cao. Ví dụ, các nhà NK của châu Âu, Mỹ ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn của hàng hóa vì thế nên họ tin tưởng những DN có chứng nhận thương mại công bằng.
Trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, cũng đã có một số DN đạt được chứng nhận thương mại công bằng. Ông Đỗ Văn Thà, thôn Phương La, xã Thanh Phương, huyện Hưng Hà, Thái Bình cho biết, được hỗ trợ từ Trung tâm Craft Link, các sản phẩm như khăn mặt, hàng tơ tằm của nhóm đã được XK sang nhiều thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Úc, Italia... Nhiều DN Nhật Bản, EU về tận làng xem xét việc tuân thủ các tiêu chí về thương mại công bằng của các nhóm làng nghề để quyết định đặt hàng. Đồng quan điểm này, ông Lê Bá Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội XK hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho hay, các nhà NK EU rất quan tâm đến hàng thủ công mỹ nghệ có chứng nhận thương mại công bằng trên thế giới với sức mua tăng khoảng 13%/năm.
Khó đáp ứng các tiêu chí
Với những chia sẻ của DN, có thể thấy, chứng nhận thương mại công bằng đã mang lại cho DN rất nhiều lợi ích trong việc tiếp cận thị trường, đối tác NK, đồng thời đây cũng là kênh giúp DN gia tăng kim ngạch XK, mở rộng thị trường, nhất là những thị trường khó tính như EU, Mỹ.
Trên thực tế, người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng châu Âu sẵn sàng trả giá cao cho một mặt hàng nếu mặt hàng đó có nguồn gốc rõ ràng, không có tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường. Do vậy, giới chuyên gia nhận định, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết sẽ tạo cơ hội áp dụng thương mại công bằng, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng châu Âu.
Cơ hội là vậy nhưng theo phản ánh từ phía DN, họ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chí thương mại công bằng. Là một tổ chức phi lợi nhuận và công bằng thương mại, Trung tâm Craft Link đang hỗ trợ cho 70 nhóm ở Việt Nam đáp ứng được 10 tiêu chí về thương mại công bằng. Tuy nhiên, bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Trung tâm này cho biết, khó khăn nhất là điều kiện sản xuất của các nhóm phải đầu tư nhiều về xưởng sản xuất, công cụ để giúp họ làm ra sản phẩm nhưng vẫn an toàn cho môi trường..., như vậy mới XK được.
Còn theo ông Đỗ Văn Thà, trong 10 tiêu chí, khó đáp ứng lớn nhất là tiêu chí về môi trường. Trở ngại lớn nhất với làng nghề khi sản xuất là nước thải nhuộm, bông bay... rất khó xử lý. “Chúng tôi đề nghị Nhà nước và nhân dân, các tổ chức xã hội kết hợp cùng làm mới đảm bảo môi trường an toàn”, ông Thà đề xuất.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, không thể phủ nhận, các DN, hợp tác xã sản xuất chè, cà phê, thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít, sẽ vấp phải nhiều khó khăn nếu muốn đạt được chứng nhận thương mại công bằng. Chưa kể, các DN phải thực hiện quy trình thủ tục bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi DN phải am hiểu quy trình thương mại quốc tế và phải mất công cho các thủ tục dịch thuật, công chứng.
上一篇: Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
下一篇: Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
猜你喜欢
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Ông Hiroki Sakurai
- Ông Trump sẽ ân xá các bị cáo vụ bạo loạn đồi Capitol ngay khi trở lại Nhà Trắng
- GMC tạm ứng cổ tức 15%
- HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- Chứng khoán tuần: Nới lỏng tiền tệ
- Ông Trump nêu hậu quả vũ khí Mỹ tấn công Nga, Moscow bác bỏ đóng băng xung đột
- Đưa VNACCS/VCIS về vùng cao
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét