Giao tranh đẫm máu liên tục xảy ra vì xung đột sắc tộc đã khiến Nam Sudan rơi vào khủng hoảng không lối thoát.
Binh sĩ được triển khai tại khu vực Alole,độtởNamSudanchưachồikếkqbd hạng nhất việt nam Nam Sudan. Ảnh: AFP
Mặc dù giành độc lập từ Sudan vào năm 2011 nhưng Nam Sudan vẫn chìm trong thù hận và đụng độ đẫm máu suốt nhiều thập kỷ qua do tình trạng tranh giành gia súc và đất đai.
Mới đây, một quan chức địa phương cho biết, những cuộc đụng độ suốt 4 ngày qua ở bang miền Đông Jonglei của Nam Sudan đã khiến 56 người thiệt mạng. Ông Abraham Kelang, quan chức chính quyền tại Khu hành chính Greater Pibor, khẳng định các thanh niên Nuer có vũ trang đã bắt đầu tấn công cộng đồng Murle từ hôm 24-12 tại 2 huyện Gumuruk và Likuangole. Ông Abraham Kelang chia sẻ: “Chính quyền đang cố gắng giúp đỡ các cộng đồng, song những cuộc đụng độ vẫn đang tiếp diễn”. Trong số những người thiệt mạng, có 51 nạn nhân thuộc phe Nuer và 5 người thuộc sắc tộc Murle.
Tuần trước, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Nam Sudan (UNMISS) xác nhận các thanh niên Nuer có vũ trang đang được huy động cho một cuộc tấn công nhằm vào cộng đồng Murle. Hiện nay, UNMISS đang theo dõi tình trạng leo thang căng thẳng và bạo lực tại đây, đồng thời tăng cường tuần tra ở trong và xung quanh những khu vực bị ảnh hưởng.
Trước đó, hồi giữa tháng 8 đã xảy một cuộc xung đột tại làng Tonga, cách thủ đô Juba của Nam Sudan khoảng 500km về phía Bắc, sau đó lan sang các ngôi làng khác và các khu vực lân cận, khiến ít nhất 3.000 người phải di tản sang nước láng giềng Sudan.
Đại diện Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) tại Nam Sudan Arafat Jamal nhấn mạnh dân thường là mục tiêu trong cuộc xung đột ở Nam Sudan, do đó họ cần bảo vệ để đảm bảo an toàn.
UNHCR cho biết kể từ tháng 8 đến nay đã có ít nhất 20.000 người, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phải di dời do bạo lực ở khu vực Đông Bắc Nam Sudan. Trong tuyên bố, UNHCR đã cảnh báo tình trạng leo thang xung đột vũ trang tại bang Thượng sông Nile ở Nam Sudan đã và đang diễn biến phức tạp.
Hệ lụy của bạo lực ở Nam Sudan là các vụ giết người, bắt cóc, tống tiền và cướp bóc. Nhiều người đã phải di tản đến Malakal - một trại tị nạn được thành lập cách đây 10 năm ở bang Thượng sông Nile với sức chứa 12.000 người. Tuy nhiên, hiện có tới 37.000 người đang sinh sống tại trại tị nạn này làm cho trại tị nạn này đã bị quá tải.
Trước đó, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir thừa nhận lực lượng an ninh của nước này vẫn chưa thể ngăn chặn xung đột bùng phát ở bang Thượng sông Nile.
Nam Sudan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới dù có trữ lượng lớn dầu mỏ, đã phải trải qua chiến tranh, thiên tai, nạn đói, bạo lực sắc tộc và đấu đá chính trị từ khi giành độc lập năm 2011. Tình trạng xung đột đã khiến gần 400.000 người thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) hồi tháng 3 cảnh báo, hơn 70% trong số 11 triệu dân Nam Sudan sẽ phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong năm nay vì thiên tai và bạo lực.
Đặc phái viên của LHQ tại Nam Sudan, cũng cảnh báo gần 9 triệu người dân Nam Sudan sẽ cần viện trợ trong năm nay trong bối cảnh quốc gia này phải vật lộn với tình trạng bạo lực gia tăng giữa các phe phái vũ trang và khủng hoảng lương thực.
Bạo lực gia tăng, nạn đói hoành hành đã khiến Nam Sudan vốn đã nghèo nay lại càng khó khăn hơn. Chính yếu tố này đã khiến cho bài toán khủng hoảng ở Nam Sudan đã khó nay càng nan giải.
HN tổng hợp