【soi kèo al ittihad】Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Lúc nào không được bấm còi?
Luật sư Nguyễn Văn Điện (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết,ậtTrậttựantoàngiaothôngđườngbộLúcnàokhôngđượcbấmcòi soi kèo al ittihad Điều 21, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định rõ về sử dụng tín hiệu còi. Đây là nội dung cũng đã được quy định tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được dùng còi trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
Ngoài ra, luật cũng quy định không được sử dụng còi liên tục, không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định, không dùng còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên).
Như vậy, người tham gia giao thông bằng ô tô, xe máy và các loại xe tương tự không được bấm còi liên tục ở bất cứ nơi đâu và bất cứ giờ nào.
Đặc biệt, không được sử dụng còi xe trong khoảng thời gian từ 22h - 5h hoặc sử dụng còi hơi vào bất cứ giờ nào khi đi trong khi đô thị, khu đông dân cư.
“Việc bấm còi không "đúng nơi đúng chỗ" có thể bị phạt nặng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, Điều 5, Nghị định 100 phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau; bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi trừ các xe ưu tiên theo quy định.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”, luật sư Điện phân tích.
Đối với mô tô, xe máy, việc sử dụng còi sai quy định cũng bị xử phạt. Cụ thể, tại Điều 6, Nghị định 100 quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển nếu bấm còi từ từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong khu đô thị, khu đông dân cư; bấm còi ở nơi cấm sử dụng còi.
Nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, người điều khiển mô tô, xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Phải tắt đèn chiếu xa trong tình huống nào?
Điều 20, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về việc sử dụng đèn của phương tiện khi tham gia giao thông.
Theo đó, luật nêu rõ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
Khi gặp người đi bộ qua đường.
Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động.
Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói.
Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
相关推荐
- Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu áp dụng Hệ thống bảo lãnh thông quan
- Bám sát nội dung để tổ chức đại hội các chi, đảng bộ nhiệm kỳ tới
- Đổi mới công tác “hậu kiểm” ở Hải quan Hải Phòng
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Khen thưởng vụ phá chuyên án ma túy lớn tại Hải Phòng
- Trao quyết định bổ nhiệm 7 Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp
- MU lên tiếng, Marcus Rashford trấn an sau tai nạn xe hơi đáng lo