Các đại biểu chia sẻ câu chuyện du lịch,ẻtrầmlắngcủaHuếcựckỳhấpdẫbóng đá tây ban ẩm thực Huế tại diễn đàn Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Huế - sáng tạo để phát triển” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức vào chiều 14/6, với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, diễn giả ở nhiều lĩnh vực khác nhau cùng đông đảo hàng trăm người quan tâm. Chia sẻ trước diễn đàn, Phó Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc phát đi những tín hiệu vui của ngành du lịch Huế trong những năm gần đây thông qua tốc độ tăng trưởng, lượng khách trong và ngoài nước đến với Huế ngày càng cao. Để có được sự tăng trưởng này, tỉnh đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch, thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch quy tụ nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm đến sự phát triển du lịch. Nhiều sản phẩm du lịch của địa phương cũng được hình thành, các tour tuyến du lịch, lễ hội được triển khai thu hút nhiều du khách về Huế trong năm qua như giải chạy marathon, đua xe đạp… Ngoài ra, công tác quảng bá cũng được xúc tiến, đưa thêm nhiều hình ảnh Huế đến với các nước trên thế giới. Riêng năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch tiếp tục triển khai các hoạt động, hoàn thiện hơn các dịch vụ để Huế xứng đáng là trung tâm văn hóa của cả nước, điểm đến lễ hội, và đặc biệt xây dựng Huế trở thành Kinh đô ẩm thực. Với chủ trương, định hướng như thế, ngành du lịch đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá, liên kết với doanh nghiệp mở thêm một số đường bay với các nước. “Chúng tôi cũng đang xây dựng đề án hình thành cơ chế, chính sách du lịch cộng đồng. Việc này giúp các doanh nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện từ tài chính, tập huấn… Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Phúc khẳng định. Nhiều người tỏ ra vui mừng khi thấy được tín hiệu du lịch của Huế có sự “thay da đổi thịt” với sự bứt phá rõ rệt trong thời gian qua. Nhưng ở một góc độ nào đó, như thế vẫn chưa đủ. Nguyên Phó Đại sứ Việt Nam tại Tây Ban Nha Lý Đức Trung kể rằng, với đặc thù công việc nên được đi, tiếp xúc văn hóa nhiều nơi trên thế giới. So sánh với Huế, ông Trung cho hay Huế chẳng thua gì các nước khác trên thế giới từ con người, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên… “Ngày còn nhỏ tôi khao khát được đến Huế. Và khi đến rồi tôi bất ngờ trước sự trầm lắng của vùng đất này. Nhưng sự trầm lắng ấy cực kỳ hấp dẫn, thật sự đáng để hưởng thụ” – ông Trung trầm trồ. Cũng theo ông Trung, du lịch Huế không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiến xa hơn nữa. Và muốn như vậy, cần thuê các chuyên gia du lịch. Cùng quan điểm, GS. Trương Nguyện Thành (Đại học Utah, Mỹ) cũng đề nghị những ai yêu Huế phải ngồi lại với nhau, để trả lời được câu hỏi: “Tại sao vẫn còn nhiều du khách đến Việt Nam nhưng vẫn chưa tìm đến Huế?”. Ông dẫn câu chuyện, từng tiếp xúc với một vị khách nước ngoài đưa gia đình đến Việt Nam và dừng chân ở Hạ Long, Đà Nẵng nhưng bỏ qua Huế. “Đó là một điều đáng tiếc mà chúng ta cần phải đi tìm lời giải”, GS. Thành mong muốn. Nhắc đến du lịch, không thể không nhắc đến du lịch ẩm thực. Nói như chuyên gia Bội Trân, đã đến Huế là phải trải nghiệm ẩm thực của vùng đất nổi tiếng với vô vàn món ngon từ cung đình cho đến dân dã. Bà Bội Trân khẳng định, ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển du lịch. Bà dẫn chứng bằng những món ngon hoàng cung, mỗi món một ít nhưng đó được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Con tôm, con cá ở Huế có vị ngon đặc biệt so với khác với nhiều vùng miền khác, nếu khách thưởng thức rồi sẽ khó quên. “Huế vốn đã rất tuyệt vời. Thành ra, chúng ta hãy chung tay, góp sức để mọi người biết đến Huế nhiều hơn thông qua du lịch, ẩm thực”, bà Bội Trân nhắn nhủ và cũng chia sẻ sẵn sàng hỗ trợ những ai quan tâm đến ẩm thực bằng cách dạy lại những món mà bà biết. Bài, ảnh:N. MINH |