Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo Oreshnik tấn công Dnipro được xem là thông điệp đáp trả của Moskva dành riêng cho phương Tây.
Tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga tấn công vùng Dnipro hôm 21/11.
Ngày 22/11,ĐáptrảbằngtênlửaOreshnikTổngthốngNgaPutinkhiếnphươngTâychaođảgiải vô địch hàn quốc Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một tuyên bố cho biết, quân đội nước này đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo Oreshnik tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine ở vùng Dnipro.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh, đây là hành động đáp trả việc Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Putin cũng tái khẳng định, việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Ông nhấn mạnh những ảo tưởng về việc buộc Nga dừng các hoạt động quân sự sẽ không thành công.
Đòn đáp trả của Nga
Bình luận về hành động của Nga, cựu chuyên gia tình báo Mỹ Larry Johnson cho biết, cuộc tấn công tên lửa gần đây vào thành phố Dnipro không chỉ là cách Tổng thống Putin đáp trả Kiev mà còn là thông điệp gửi tới phương Tây và Mỹ.
Theo ông Johnson, tên lửa Oreshnik là câu trả lời cho việc Mỹ đơn phương hủy bỏ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
“Thực tế là Mỹ đã đơn phương hủy bỏ Hiệp ước INF. Tôi nghĩ ông Putin đã gửi lời cảnh báo đến Washington và phương Tây rằng không còn INF chúng tôi sẽ cho các người thấy những gì nước Nga có", chuyên gia Johnson nhận định.
Ông Johnson cho biết, cuộc tấn công nói trên vào Dnipro cho thấy Nga đã phát triển cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn - trung và tầm trung có khả năng mang đầu đạn hồi quyển MIRV có khả năng tấn công đa mục tiêu chỉ với một tên lửa.
Chuyên gia tình báo Mỹ phân tích, đầu đạn của Oreshnik di chuyển với vận tốc siêu thanh và không có hệ thống phòng không nào của phương Tây có thể đánh chặn.
Cũng theo tuyên bố của Tổng thống Putin, Oreshnik vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và không có gì tốt hơn khi chúng được sử dụng trực tiếp trên thực địa.
Ông Putin giải thích rằng các hệ thống phòng không hiện đại không thể đánh chặn tên lửa Oreshnik, loại tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 10 - khoảng 12.300 km/h.
“Nga khi phá hủy một cơ sở quân sự của Ukraine ở Dnipro đã gửi một thông điệp rất rõ ràng tới phương Tây rằng sẽ có thể nhiều vụ tấn công như vậy. Phần còn lại phải xem phản ứng của phương Tây, họ sẽ lùi bước hay sẵn sàng tiếp tục leo thang",ông Johnson kết luận.
Phương Tây bị bất ngờ?
Ngày 21/11, không quân Ukraine cáo buộc Nga tấn công doanh nghiệp và hạ tầng thiết yếu ở thành phố Dnipro bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), một tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và 7 tên lửa hành trình tầm xa Kh-101.
"Các đơn vị phòng không đã bắn hạ 6 quả đạn Kh-101. Những tên lửa khác không gây hậu quả đáng kể. Chưa có thông tin về thương vong", cơ quan này cho hay.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau đó tuyên bố "mọi thông số như tốc độ, cao độ của đầu đạn đều khớp với ICBM".
Còn giới chức Anh, Pháp và Liên minh châu Âu (EU) nói rằng chưa thể xác thực thông tin do Ukraine đưa ra.
Theo Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh, tên lửa của Nga sử dụng ở Dnipro là một loại tên lửa tầm trung mới, thử nghiệm dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh của nước này.
“Đây là loại vũ khí sát thương mới được triển khai trên chiến trường, vì vậy điều đó chắc chắn đáng lo ngại”, bà Singh nói, lưu ý rằng tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Bà cho biết Mỹ đã được thông báo trước về vụ phóng thông qua các kênh giảm thiểu rủi ro hạt nhân.
Bình luận về vụ việc trên, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không định cảnh báo Mỹ về vụ phóng tên lửa mới, vì họ không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Nhưng sau đó chiến thuật thay đổi và cho biết Moskva đưa ra cảnh báo 30 phút trước khi phóng.
Hiện tại không có thông tin nào cho thấy Mỹ và các đồng minh phương Tây biết trước được thông tin về tên lửa Oreshnik. Điều này cho thấy nó được Nga giữ bí mật tuyệt đối trong quá trình phát triển.
Đòn tấn công bất ngờ của Nga vào Dnipro diễn ra trong bối cảnh Nga thay đổi học thuyết hạt nhân. Trong xác định vũ khí hạt nhân chỉ mang tính chất phòng thủ, việc sử dụng chúng là "biện pháp bắt buộc và cuối cùng" để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga khi bị kẻ thù bên ngoài tấn công.
Điều này dường như ám chỉ Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công mà Ukraine tiến hành với sự hỗ trợ của Mỹ cùng đồng minh, nếu coi đó là "mối đe dọa nghiêm trọng với chủ quyền lãnh thổ". Đồng thời, đòn đáp trả có thể nhắm vào cả cơ sở của Ukraine và các nước hỗ trợ, theo giới phân tích.