Cụ thể,ệtNamchỉraxuhướngcủalĩnhvựcthanhtoákêt quả bóng đá y PwC Việt Nam cho biết thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, và ngành thanh toán đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Đến năm 2030, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người.
Là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong khu vực, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Chính phủ hướng tới mục tiêu 80% dân số sẽ có tài khoản thanh toán điện tử đã đặt nền móng vững chắc cho một xã hội kỹ thuật số của tương lai. Bà Đinh Hồng Hạnh, lãnh đạo Khối Dịch vụ tư vấn tài chính, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam cho biết, thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước Covid-19. Đại dịch đã tạo ra cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử bùng nổ, nhanh hơn 3 - 5 năm về tốc độ áp dụng. Đây chính là cơ hội mới cho toàn bộ hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính (fintech). Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với thời đại. Toàn bộ cơ sở hạ tầng lĩnh vực thanh toán đang chuyển mình và các mô hình kinh doanh mới đang dần xuất hiện trên thị trường. Theo báo cáo mới nhất của PwC Việt Nam mang tên “Cách mạng thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai” đã chỉ ra 6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam. Những xu hướng vĩ mô này được thúc đẩy bởi sở thích của người tiêu dùng, công nghệ, luật định và các hoạt động M&A.
|