当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bảng xếp hạng vô địch quốc gia úc】Tiêu chí nào cho sản xuất thông minh 正文

【bảng xếp hạng vô địch quốc gia úc】Tiêu chí nào cho sản xuất thông minh

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-12 22:00:48

Trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0,êuchínàochosảnxuấtthôbảng xếp hạng vô địch quốc gia úc các nhà máy cần phải chuyển đổi mô hình sang nhà máy thông minh để bắt kịp tốc độ phát triển của quá trình chuyển đổi số với các chức năng và mục tiêu mới, trong đó có thể kiểm soát quản lý chất lượng theo mô hình khép kín, bảo đảm khả năng truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm; tích hợp con người, quy trình và công nghệ theo chuỗi giá trị; rút ngắn chu kỳ đổi mới sản phẩm, rút ngắn “thời gian thu lợi nhuận” từ sản phẩm và hệ thống sản xuất linh hoạt theo chuỗi giá trị sẽ cho phép nhà máy thông minh có thể thực hiện sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất riêng lẻ tùy theo điều kiện thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.

Để thực hiện chuyển đổi, trước hết, các doanh nghiệp cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về cách mạng Công nghiệp 4.0, nhà máy thông minh, các công nghệ mới (IoT, dữ liệu lớn, mô phỏng…). Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp đối với khả năng tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0 theo các tiêu chí cụ thể.

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận, áp dụng sản xuất thông minh không đồng đều giữa các ngành và doanh nghiệp khác nhau, giữa các nước, khu vực lại càng khác nhau. Một số doanh nghiệp trong một quốc gia và trên toàn cầu đang “vật lộn” với khái niệm cách mạng Công nghiệp 4.0 và giá trị mà cách mạng Công nghiệp 4.0 có thể mang lại. Đối với các doanh nghiệp này, một số câu hỏi thường xuyên như: cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì và làm thế nào cách mạng Công nghiệp 4.0 có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Khoảng trống của doanh nghiệp để tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Cơ hội của doanh nghiệp ở đâu?...

Do đó, cần có chỉ số xác định mức độ sẵn sàng với sản xuất thông minh để giải quyết những thách thức này. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể xem xét toàn diện các yếu tố chính của cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động đối với doanh nghiệp, bảo đảm sự cân bằng giữa mục tiêu và khả năng thực tế của doanh nghiệp.

Hiện nay, trên thế giới, có khá nhiều chỉ số đánh giá khả năng sẵn sàng với cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Chỉ số đánh giá năng suất iBench 4.0 của Đài Loan (Manufacturing industry Productivity Again, iBench 4.0), Chỉ số đổi mới kỹ thuật số của Đức (Digital Innovation Quotient, DIQ), Chỉ số về sản xuất thông minh của Hàn Quốc, Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh của Singapore (Smart Industry Readiness Index, SIRI)…

Năm 2020, Việt Nam với vai trò là Chủ tịch ASEAN đã chủ trì đề xuất về sản xuất thông minh và kết thúc năm Chủ tịch, các nước ASEAN đã nhất trí với Lộ trình về sản xuất thông minh trong các nước ASEAN. Trong lộ trình này, các nước đánh giá cao việc thúc đẩy các doanh nghiệp đánh giá về sản xuất thông minh bằng cách sử dụng các bộ công cụ sẵn có hoặc xây dựng bộ công cụ cho riêng quốc gia đó.

Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh Singapore

Để giúp các doanh nghiệp dễ dàng xác định các tiêu chuẩn liên quan có thể được sử dụng để nâng cấp năng lực trong Công nghiệp 4.0 của họ, Cơ quan Tiêu chuẩn hóa của Singapore (Enterprise Singapore) và Hội đồng Tiêu chuẩn Singapore đã phát triển Phác đồ tiêu chuẩn cho Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh Singapore (Singapore Smart Industry Readiness Index – SSIRI). SSIRI đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có liên quan đến Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh của Singapore để cung cấp cho ngành sản xuất các thực hành tốt để giải quyết các yêu cầu chính về khả năng tương tác, độ tin cậy, an toàn và an ninh mạng.

Chỉ số Sẵn sàng cho Công nghiệp Thông minh Singapore (“Chỉ số”) là một trong các công cụ trên thế giới về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ Singapore phát triển để cho phép chuyển đổi các lĩnh vực công nghiệp, ở cả cấp doanh nghiệp và quốc gia. Công cụ được tạo ra với sự hợp tác của Công ty thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và đào tạo toàn cầu TÜV SÜD và được ban cố vấn gồm các chuyên gia trong ngành và học thuật xem xét.

Ở cấp độ doanh nghiệp, Chỉ số đưa ra phương pháp tiếp cận 4 bước để giúp các doanh nghiệp sản xuất tìm hiểu về các khái niệm của Công nghiệp 4.0, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình chuyển đổi và mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Ở cấp quốc gia, Chỉ số này có tiềm năng đóng vai trò là thước đo cho việc đánh giá mức độ trưởng thành của Công nghiệp 4.0 trong và giữa các ngành, từ đó cho phép các cơ quan chính phủ thiết kế tốt hơn các can thiệp chính sách dành riêng cho từng ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của các lĩnh vực công nghiệp.

Trên cơ sở 03 trụ cột cốt lõi và 08 trụ cột chính của doanh nghiệp, 16 tham số đánh giá được xem xét chi tiết để xác định Chỉ số sẵn sàng tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0.

 Hình 1: Các tham số trong Chỉ sốsẵn sàng tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0

标签:

责任编辑:Cúp C2