发布时间:2025-01-10 00:12:08 来源:88Point 作者:La liga
Nền kinh tếđang cần rất nhiều doanh nghiệpmạnh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa của Tập đoàn TH. Ảnh: Đức Thanh |
Kỷ lục mới...
Ông Trần Đình Thiên,ânthêmtintưởngmởrộngđầutưgiai hang anh thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng dự báo, kỷ lục mới về số doanh nghiệp thành lập trong năm nhiều khả năng sẽ được thiết lập, với con số hơn 136.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường của năm 2019.
“Nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, không tạo niềm tin trong môi trường kinh doanh, thì không có cách nào buộc nhà đầu tưđổ tiền vào nền kinh tế. Nên kỷ lục về doanh nghiệp thành lập mới là minh chứng rõ nhất cho những thành công trong điều hành kinh tế của Chính phủ”, ông Thiên lý giải.
Đây là năm thứ ba liên tiếp, kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới được phá. Không chỉ về số lượng, quy mô doanh nghiệp cũng được cải thiện. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 12,4 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, 3 năm qua là thời điểm “hoàng kim” với những dự ánlớn của doanh nghiệp tư nhân. “Cảm giác về những doanh nghiệp “thoắt ẩn, thoắt hiện” đã được thay thế bằng sự ra mắt nhiều doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn, dự án lớn. Điều này có công lớn của cách tiếp cận đường lối chính sách là coi doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng. Chính phủ, các bộ, ngành đều rất quyết liệt trong thực hiện”, ông Thiên bình luận.
Tất nhiên, kết quả trên không đến từ những nỗ lực của riêng năm 2019. Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) muốn nhắc tới “điều chưa từng có trong lịch sử” là sự có mặt liên tiếp của 5 phiên bản Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/2019/NQ-CP về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó là 2 nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm chi phí doanh nghiệp.
“Khi chúng tôi kiến nghị Chính phủ phương án xác định chỉ tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh của các ngành, lĩnh vực vào năm 2018, nhiều người cho đó là đề xuất không tưởng, vì sẽ gây sức ép rất lớn lên các bộ, ngành. Nhưng Chính phủ đã chấp nhận và có chương trình hành động rất cụ thể. Kết quả là năm 2019 có những cải thiện về điểm số rất rõ ràng trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh toàn cầu”, ông Hiếu nói.
Doanh nghiệp cũng cảm nhận sự thay đổi này. Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về kết quả thực hiện Nghị quyết 02/2019/NQ-CP được thực hiện năm 2019 cho thấy, năm 2018, chỉ còn 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, thay vì 58% của năm 2017. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép cũng giảm từ 42% xuống còn 34%.
... nhưng doanh nghiệp có thể làm nhiều hơn
Tỷ lệ 48% số doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, dù đã giảm so với trước, vẫn là con số là khá cao, bởi nếu nhân với hơn 714.000 doanh nghiệp hiện nay, thì có đến gần 350.000 doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó.
Tương tự, có 43% doanh nghiệp còn than phiền qua VCCI rằng, thủ tục giấy tờ phức tạp vẫn là vướng mắc.
Đáng lưu ý là, những khó khăn không chỉ xuất hiện ở những văn bản được ban hành từ trước. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành tháng 3/2019 đã liệt kê từng cái kìm, cờ lê, mỏ lết… là điều kiện một cơ sở đóng tàu cá phải có.
“Việc cơ quan nhà nước liệt kê từng trang thiết bị có thể vừa thừa, vừa thiếu. Nếu cơ quan nhà nước không áp dụng biện pháp liệt kê, mà lại quy định định tính, thì có nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch của quy định. Đáng tiếc là, các quy định kiểu như vậy vẫn không hiếm, có thể thấy trong các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, điều kiện sản xuất phân bón. Có cả quy định yêu cầu doanh nghiệp có phương án kinh doanh, trong khi đây là quyền của doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) phân tích.
Theo quy định của Luật Đầu tư, các điều kiện được ban hành nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều này được hiểu là, các quy định về điều kiện nhằm hướng tới bảo đảm các trật tự công mà những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số ngành, nghề có thể tác động tới nếu không bị kiểm soát. Nhưng việc thực thi của nhiều bộ, ngành đã đi quá nội hàm này, tạo ra rào cản vô cùng lớn cho doanh nghiệp.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, chính những rào cản này tạo ra nguy cơ làm thui chột ý tưởng sáng tạo của doanh nghiệp, khiến họ do dự khi gia nhập thị trường, do dự trước các quyết định đầu tư lớn.
“Khi Thủ tướng Chính phủ nói về khát vọng đưa Việt Nam thành quốc gia hùng cường, tôi tin là Thủ tướng và Chính phủ cũng thấy rõ, nếu không có doanh nghiệp vững mạnh, có khả năng cạnh tranh thì không thể thực hiện khát vọng này. Nền kinh tế đang cần rất nhiều doanh nghiệp mạnh”, ông Cung nói.
相关文章
随便看看