当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả vô địch quốc gia bỉ】Những nguy cơ dẫn đến đột quỵ đe dọa sức khỏe dân văn phòng

【kết quả vô địch quốc gia bỉ】Những nguy cơ dẫn đến đột quỵ đe dọa sức khỏe dân văn phòng

2025-01-12 01:11:34 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

Những nguy cơ dẫn đến đột quỵ đe dọa sức khỏe dân văn phòng

(Dân trí) - Bên cạnh bệnh xương khớp, trĩ, hô hấp... đột quỵ cũng dần trở thành vấn nạn với dân văn phòng. Thường xuyên căng thẳng, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học… là những thủ phạm chính gây ra tình trạng này.

Dân văn phòng và những mối nguy đột quỵ khôn lường

Dân văn phòng là cụm từ quen thuộc chỉ những người làm việc tại các văn phòng trong những công ty, công sở, doanh nghiệp. Dù làm việc trong môi trường "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu", tuy nhiên dân văn phòng cũng phải đối mặt với không ít vấn đề về sức khỏe như các bệnh lý cơ xương khớp (thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng...), bệnh tiêu hóa (viêm loét dạ dày, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản...), bệnh trĩ, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ… Trong đó đột quỵ ở dân văn phòng ngày càng phổ biến.

Tiến sĩ, bác sĩ CKI, Trịnh Thị Khanh, chuyên gia Nội thần kinh tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCIcho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ ở dân văn phòng như:

Căng thẳng, stress:theo các nghiên cứu, tỷ lệ đột quỵ ở những người bị căng thẳng mạn tính cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Bởi tình trạng căng thẳng, stress có thể gây tăng huyết áp, làm tổn thương mạch máu, khiến các mảng xơ vữa, cục máu đông dễ hình thành và gây đột quỵ.

Áp lực công việc (doanh số báo cáo, deadline, mục tiêu thăng tiến…), mối quan hệ với sếp, với đồng nghiệp... là những yếu tố khiến dân văn phòng dễ bị stress. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài, ít vận động khiến nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đột quỵ ở dân công sở tăng 24%. Nếu làm việc liên tục với cường độ cao trên 55 giờ mỗi tuần, nguy cơ bị đột quỵ ở dân văn phòng có thể tăng đến 34%.

Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu ở dân văn phòng (Ảnh: Freepik).

Ăn uống không điều độ:dân văn phòng thường có thói quen ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, đồ ăn vặt... Các thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, làm tăng nguy cơ hình thành các mảng bám gây tắc nghẽn mạch máu và thiếu máu cung cấp cho não.

Ngoài ra, việc không ăn sáng, ăn không đủ bữa, ăn không đúng giờ, ăn đêm, vừa ăn vừa xem phim, chơi game… là những tác nhân thúc đẩy đột quỵ. Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá nhiều cũng gây tăng huyết áp, làm tổn thương thành mạch máu, dẫn đến đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não.

Ngồi nhiều, ít vận động:công việc văn phòng khiến nhiều người phải ngồi 8 tiếng mỗi ngày. Điều này khiến hệ tuần hoàn làm việc kém hiệu quả, do đó lượng máu lên não bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thiếu máu lên não là nguyên nhân gây ra 80-85% các ca đột quỵ.

Mặt khác, ít vận động khiến cho chất béo không được chuyển hóa thành năng lượng, dễ dàng tích tụ ở thành mạch gây xơ vữa và cục máu đông.

Đột quỵ gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Theo bác sĩ Khanh, đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương và chết đi do thiếu máu cung cấp đột ngột hoặc vỡ mạch máu não, khiến máu tràn vào nhu mô não. Với khoảng 12,2 triệu người mắc và 6,5 triệu người tử vong mỗi năm (theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới), đột quỵ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.

Đột quỵ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, làm việc của người bệnh (Ảnh: Freepik).

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do đột quỵ lên tới 20%, cao hơn nhiều lần so với một số nguyên nhân tử vong phổ biến khác. Trong số các bệnh nhân sống sót sau đột quỵ, khoảng 10-13% tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần.

"Liệt vận động, suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ... là những di chứng sau đột quỵ đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh, khiến họ mất đi hoặc giảm khả năng vận động, tư duy và gây cản trở quá trình học tập, lao động, cũng như ảnh hưởng đến việc tận hưởng cuộc sống", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Đặc biệt, với tính chất công việc cần sử dụng đến trí óc và giao tiếp nhiều, việc bị đột quỵ có thể khiến dân văn phòng không còn khả năng làm việc vốn có. Sự chậm chạp và kém nhanh nhạy sau đột quỵ khiến không ít người trở nên trầm cảm và không thể quay trở lại guồng công việc như ban đầu.

Làm sao để ngăn đột quỵ?

Đột quỵ không tự nhiên xảy ra. Trước khi đột quỵ khởi phát thường đã có một quá trình diễn tiến âm thầm với các nguy cơ gây bệnh gồm những thói quen thiếu lành mạnh, các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, thiếu máu não, phình mạch não...

Để ngăn đột quỵ xảy ra, mỗi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học bao gồm: ăn uống điều độ, hạn chế chất béo, bổ sung rau xanh và trái cây; ngủ đủ giấc, dành thời gian giải trí, thư giãn sau giờ làm việc.

Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo mỗi người nên quan tâm đến sức khỏe, tầm soát sớm các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ kể trên để kiểm soát kịp thời.

Chủ động tầm soát để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở dân văn phòng (Ảnh: TCI).

Riêng đối với dân văn phòng, trong khi làm việc, cần tránh ngồi ì một chỗ quá lâu. Cứ mỗi 30-45 phút nên đứng dậy đi lại, vận động cơ thể hoặc tập luyện nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút rồi tiếp tục trở lại làm việc.

Ngủ trưa thay vì ngồi xem phim, lướt web là cách giúp bạn làm việc hiệu quả hơn vào buổi chiều. Việc dành ra 15 đến 20 phút để ngủ trưa hoặc chợp mắt mỗi ngày còn giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thả lỏng, giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó hạn chế nguy cơ đột quỵ.

"Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ" của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được xây dựng bởi đội chuyên gia kinh nghiệm, với các danh mục khám đầy đủ, chi tiết cho việc kiểm tra các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ đang tiềm ẩn trong cơ thể, từ đó có biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả. Thu Cúc TCI tặng 35% "Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ" tại cơ sở 32 Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) trong tháng 11. Xem chi tiết tại: https://benhvienthucuc.vn/thu-cuc-tci-uu-dai-toi-35-kham-tam-soat-nguy-co-dot-quy.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读