88Point88Point

【7m.cn.tyle】Để quỹ bảo lãnh tín dụng đến được với DN nhỏ

de quy bao lanh tin dung den duoc voi dn nho

Hoạt động của các Quỹ BLTD đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh: ST.

Cánh cửa pháp lý đã rộng mở

Đến nay,ĐểquỹbảolãnhtíndụngđếnđượcvớiDNnhỏ7m.cn.tyle cả nước chỉ có 28 Quỹ BLTD được thành lập với mục tiêu là cầu nối giữa ngân hàng và các DN, nhưng khả năng hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân do các quỹ có năng lực hạn chế, vốn thấp (không đạt mức tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định cũ), chủ yếu do ngân sách địa phương góp, tổ chức tín dụng có tham gia góp vốn nhưng ở mức khiêm tốn do quỹ hoạt động phi lợi nhuận, trong khi đó ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận.

Để khắc phục những vấn đề trên và thực hiện theo yêu cầu của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DN nhỏ và vừa. Nghị định này quy định Quỹ BLTD là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do UBND cấp tỉnh thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cấp BLTD cho các DN nhỏ và vừa theo quy định pháp luật. Quỹ BLTD hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ là 100 tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp… Đối tượng được BLTD là các DN nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định.

Như vậy, so với các quy định trước đây, Quỹ BLTD được thực hiện theo quy định mới đã được tăng vốn điều lệ, được bảo lãnh 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động, vốn trung và dài hạn). Tuy nhiên, DN nhỏ và vừa cũng phải đáp ứng yêu cầu để được bảo lãnh như: Vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% khi tham gia dự án đầu tư, không có các khoản nợ thuế, nợ xấu từ 1 năm trở lên… Các quy định mới này đã được nhiều DN đánh giá cao khi tạo cơ hội cho DN tiếp cận vốn, bởi nhu cầu về vốn cho DN phát triển đang rất lớn.

Về vấn đề trên, theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ BLTD theo Nghị định mới được quy định do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm và hoạt động chuyên trách sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quỹ hoạt động; trước đây dự kiến là Chủ tịch UBND kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quỹ BLTD thì sẽ không giải quyết được những hạn chế, có thể gây bất cập. Tuy nhiên, điều quan trọng là Quỹ BLTD của tỉnh phải cho DN nhỏ và vừa của tỉnh vay, nên rất cần có đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa của tỉnh tham gia vào thành phần giám sát, để giao đúng DN và tăng trách nhiệm với DN.

Còn khó với doanh nghiệp nhỏ

Như vậy, quy định pháp lý về hoạt động của Quỹ BLTD đã có, nên điều quan trọng được các DN trông đợi là sẽ được nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay hay không. Hiện tình trạng chung của các DN khi tiếp cận Quỹ BLTD là: Điều kiện bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, biện pháp đảm bảo cho hoạt động BLTD, mức phí bảo lãnh còn cứng nhắc, đặc biệt là việc chấp thuận đối với tài sản đảm bảo của bên thứ 3 hay hợp đồng sản xuất, hợp đồng bán hàng hóa… Ngoài ra, các DN còn phản ánh, việc phối hợp giữa quỹ BLTD và ngân hàng thương mại còn kém hiệu quả, mức độ tin tưởng vào khả năng thẩm định khách hàng của các quỹ còn hạn chế.

Nghị định mới quy định các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của Quỹ không chỉ là quyền tài sản, tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai mà còn có thể là dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, xếp hạng tín nhiệm DN… nhưng các DN vẫn rất băn khoăn bởi DN nhỏ và vừa thường ít được các ngân hàng, cơ quan quản lý tin tưởng do thiếu và yếu về quy mô, năng lực quản trị cũng như thương hiệu.

Đại diện Công ty TNHH da giày Phong Châu chia sẻ, các DN còn nhiều vướng mắc trong vấn đề về nguồn vốn và con người, các DN cũng có quy mô nhỏ nên chưa tạo được sự tin tưởng để được cấp BLTD. Vì thế, DN mong muốn không chỉ các quỹ bảo lãnh mà ngân hàng cũng cần xem xét, đánh giá kỹ về năng lực của DN để tăng tỷ lệ cho vay tín chấp, tăng tỷ lệ vốn vay dài hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… giúp DN tập trung sản xuất kinh doanh.

Với số lượng DN được kỳ vọng đạt 1 triệu DN hoạt động tới năm 2020, nguồn vốn là rất cần thiết. Một vị chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ, các DN nhỏ và vừa quốc gia này được hỗ trợ dòng vốn qua tín dụng chính sách và BLTD bởi công ty tài chính, quỹ BLTD trung ương hợp tác xã công thương; các khoản vay thường là vay trung, dài hạn với lãi suất cố định, không yêu cầu nhiều vào tài sản đảm bảo. Chính vì thế, các DN và nền kinh tế Nhật Bản mới có sức phát triển như ngày hôm nay. “Trông người lại ngẫm đến ta”, khi điều kiện kinh tế của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi thì các quỹ hỗ trợ, bên cạnh sự chủ động của DN, các quỹ BLTD cho DN nhỏ và vừa phải phát huy hết sức, giúp các DN thêm điều kiện và cơ hội phát triển.

赞(7)
未经允许不得转载:>88Point » 【7m.cn.tyle】Để quỹ bảo lãnh tín dụng đến được với DN nhỏ