【truc tiepketquabongda】Khai mạc Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2024

 Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc gắn kết từ quá khứ đến hiện tại của Phước Tích

Nơi tổ chức ngày hội là làng cổ Phước Tích. Ngôi làng điển hình của người Việt ở miền Trung. Trải qua hơn 500 năm, vượt qua các cuộc chiến tranh và sự tàn phá của thiên nhiên, kiến trúc làng cổ Phước Tích vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp ban sơ trong đời sống sinh hoạt làng quê Việt Nam. Đó là không gian yên bình tĩnh lặng, phong cảnh hữu tình với cây đa, bến nước, sân đình… Với những lợi thế đó, làng cổ Phước Tích đang là điểm du lịch thú vị hấp dẫn cho du khách thập phương.

Ngày hội “Hương xưa làng cổ” 2024 được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa, tái hiện không gian văn hóa với các hoạt động mang tính cộng đồng, tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử; giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc sắc về vùng đất và con người Phong Điền, thu hút người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.

Đến với “Hương xưa làng cổ” năm 2024, du khách được giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề, sản phẩm nông sản, đặc sản và sản phẩm OCOP, như gốm Phước Tích, điêu khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, đan lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, nón lá Thanh Tân…; thưởng lãm những tác phẩm ảnh nghệ thuật giới thiệu về hình ảnh và con người Phong Điền.

 Các em nhỏ thích thú tham gia trò chơi bịt mắt bắt vịt

“Hương xưa làng cổ” năm 2024 mang đến những phần hội hấp dẫn, với các trò chơi dân gian, như bịt mắt đập om, bịt mắt bắt vịt, kéo co, đưa nước về làng, nhảy bao bố, đua xe đạp chậm...; các hội thi, như làm bánh truyền thống, sắp xếp mâm ngũ quả, bịt mắt nấu cơm niêu, hàng rào chè tàu đẹp; trải nghiệm, thưởng thức các món ăn truyền thống của địa phương tại các phiên chợ quê “Hương xưa làng cổ”.

Đến với ngày hội, du khách còn được khám phá các ngôi nhà rường cổ tại Phước Tích, gắn với tham quan các làng nghề truyền thống bằng thuyền máy và xe đạp; chèo thuyền và chèo SUP trên sông Ô Lâu; ngắm cảnh, “check- in” sen hồ Hà Trì... Đặc biệt, trong chương trình ngày hội năm nay còn diễn ra giải chạy Half Marathon Phong Điền lần thứ III, năm 2024.

Đêm khai mạc ngày hội, công chúng và du khách được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, trữ tình và sâu lắng; gắn kết thời gian từ quá khứ, đến hiện tại và cùng hướng đến tương lai; khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống về vùng đất và con người Phong Điền nói riêng và Cố đô Huế nói chung, để cùng hướng đến Phong Điền trở thành thị xã trong tương lai.

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Nét trữ tình nơi làng cổ”

Trước đó, trong chiều 24/8, Dự án hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID-19 (dự án ISEE-COVID) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế tổ chức lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh “Nét trữ tình nơi làng cổ”.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 30/6 đến ngày 13/7/2024 với hình thức vẽ tranh tự do tại làng cổ Phước Tích. Qua quá trình tổ chức, Ban tổ chức đã nhận được 47 bức tranh được thể hiện trên tấm đệm làm từ cỏ bàng do Ban tổ chức cung cấp.

Các tác phẩm dự thi phong phú về đề tài và đa dạng về phong cách. Từ những bức tranh miêu tả cuộc sống hàng ngày, cảnh đẹp quê hương, đến những tác phẩm mang tính sáng tạo cao, thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả, với các khía cạnh khác trong phạm vi vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích.

Thông qua cuộc thi, nhằm khám phá lịch sử và thúc đẩy truyền thông, quảng bá vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích; là dịp để cộng đồng cùng nhau thưởng thức và trân trọng nét đẹp văn hóa, thiên nhiên của làng cổ Phước Tích; qua đó, thúc đẩy du lịch bền vững nơi đây và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB) về du lịch tại địa bàn. Hoạt động này cũng góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của các họa sĩ trẻ.

Thể thao
上一篇:4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
下一篇:Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức