【kqbd nữ úc】Đưa cảng về gần doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long
Tân cảng Cái Cui triển khai nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: Q.K |
Phát triển chuỗi cung ứng
Góp phần đáp ứng phát triển chuỗi cung ứng kết nối vùng trong nước và quốc tế, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả logistics trong xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Bà Đỗ Thu Hường, Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng giao thông qua việc hoàn thiện các đường cao tốc, giải quyết các điểm thắt về đường thủy, giải pháp cảng nhánh sông quốc tế tại khu vực ĐBSCL.
Chính sách, thiết kế đầu tư các chuỗi cung ứng: Chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách tốt, thu hút và tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển về chuỗi cung ứng hậu cần logistics,…
Giải pháp logistics của Tân cảng Sài Gòn, lấy khách hàng gạo làm trung tâm, cung cấp đa dạng dịch vụ logistics kết hợp cho hàng gạo (giải pháp đóng hàng và vận tải đa phương thức và logistics trọn gói)...
Ngoài ra, Tân cảng Sài Gòn đang xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ logistics mở rộng cho khách hàng, như: phát triển tuyến dịch vụ ĐBSCL - Cái Mép; cùng Hãng tàu phát triển dịch vụ kho chứa container rỗng; kết hợp với khách hàng tăng cường giao nhận hàng hóa tại các bến thủy nội địa khu vực ĐBSCL, …
Các giải pháp trên nhằm góp phần tăng hiệu quả logistics và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thủy sản khu vực ĐBSCL.
Liên kết với doanh nghiệp XNK
Để liên kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh và giảm chi phí cho doanh nghiệp, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đề xuất nhiều giải pháp quan trọng.
Theo đó, sử dụng container rỗng có sẵn tại khu vực ĐBSCL giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, linh hoạt cho khách hàng và tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với sử dụng phương thức đường bộ.
Hiện tại, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang liên kết thông qua việc cung cấp dịch vụ cho Hãng tàu MAERSK bao gồm: vận chuyển bằng đường thủy bộ kết hợp ĐBSCL - Cảng TPHCM, dịch vụ tập kết, sửa chữa và cấp container rỗng và đóng hàng cho khách hàng ngay tại cảng Tân cảng Cái Cui.
Từ tháng 7/2021, Tân cảng Cái Cui và Hãng tàu MAERSK đã cấp 1.740 container rỗng kết hợp cả đóng bãi và đóng kho cho khách hàng trở thành điểm tập kết gom hàng nông sản xuất khẩu ở các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển sà lan đến cảng TPHCM xuất tàu với tần suất ổn định mỗi ngày, dù chỉ 1-2 container vẫn có thể gom hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng, chi phí mỗi container 20 feet thấp hơn đường bộ từ 2.000.000 - 3.000.000 VND.
Đối với những khách hàng đi qua những Hãng tàu khác, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng có sự hợp tác và liên kết trong dịch vụ vận chuyển rỗng để khách hàng được đóng tại kho hoặc bất kỳ cơ sở nào trong hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tại ĐBSCL như: cảng Tân cảng Cái Cui và Tân cảng Thốt Nốt tại Cần Thơ, Tân cảng Cao Lãnh và Tân cảng Sa Đéc tại Đồng Tháp, giúp khách hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn trong mùa cao điểm.
Đặc biệt là khi hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ đóng hàng tại TPHCM đều bị quá tải. Khách hàng có thể sử dụng các cơ sở của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn làm địa điểm đóng hàng và tập kết hàng xuất như một giải pháp dự phòng để đảm bảo sự chủ động, tiết kiệm các chi phí phát sinh khi cần phải xuất một lượng hàng lớn bằng đường bộ.
Đối với hàng lạnh, đặc biệt là thủy sản, trong trường hợp những lô hàng lớn cần có kế hoạch hạ bãi xuất sớm nhưng các cảng TPHCM không đủ năng lực ổ cắm để tiếp nhận, dẫn đến tình trạng neo xe, ùn tắc, phát sinh nhiều chi phí… Tân cảng Cái Cui với hơn 60 ổ cắm lạnh có thể tiếp nhận lượng hàng xuất hạ bãi để trung chuyển lên TPHCM xuất tàu. Với những lô hàng có yêu cầu đảm bảo thời gian, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ có sự ưu tiên cho những lô hàng từ ĐBSCL thông qua hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Về lâu dài, để phát triển tuyến ĐBSCL - Cái Mép nhằm giảm phí nâng hạ cũng như phí cơ sở hạ tầng cảng biển. Đây là định hướng lâu dài tại khu vực nhằm đưa nông sản đến với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU…
Theo xu thế các Hãng tàu ngày càng tăng trưởng về kích cỡ, luồng hàng tương lai sẽ dịch chuyển về khu vực cảng nước sâu, giúp giảm chi phí vận tải biển, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa. Cần chung tay triển khai giải pháp này và thay đổi thói quen tập trung hàng về khu vực TPHCM đối với hàng xuất tàu tại Cái Mép, từng bước tạo luồng hàng ổn định và giúp giảm chi phí cho tuyến này
Khuyến khích các hãng tàu sử dụng các cảng tại ĐBSCL làm nơi tập kết container rỗng và hàng xuất, đưa cảng về đến gần khách hàng. Hiện nay, ngoài hãng tàu MAERSK đã mở dịch vụ tập kết container rỗng tại ĐBSCL, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đang cùng một số hãng tàu khác, như: RCL, KMTC kết nối doanh nghiệp nông sản có nhu cầu lấy container rỗng tại các cảng gần kho hàng để mở code, đưa container rỗng về cảng Cái Cui phục vụ khách hàng nhằm đa dạng thêm container rỗng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
相关文章
Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
Theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VII, mục tiêu về giao thông vận tải giai đoạn 22025-01-25Tình báo Mỹ: Tấn công sâu vào nội địa không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga
(VTC News) - Quyết định cho phép Ukraine tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga của Mỹ không làm tăng n2025-01-25Đài Loan tính chi 2,2 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ vào năm tới
(VTC News) - Đài Loan dự kiến chi 70,6 tỷ Đài tệ ( 2,2 tỷ USD) để mua vũ khí từ Mỹ vào năm tới trong2025-01-25'Không thở nổi' khi sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới
(VTC News) - Lớp sương mù độc hại đang bao phủ thủ đô Ấn Độ, biến ngày thành đêm, làm gián đoạn các2025-01-25Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
Các lực lượng vũ trang hiện đại được trang bị các hệ thống có khả năng vô hiệu hóa thiết bị và vũ kh2025-01-25Israel đáp trả lệnh bắt giữ Thủ tướng Netanyahu của ICC
(VTC News) - Quan chức cấp cao của Israel chỉ trích Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì ban hành lệnh bắ2025-01-25
最新评论