【mc vs brentford】Vụ Baomoi.com: Ban tuyên giáo Trung ương nói gì?
Báo Tuổi Trẻ lên tiếng
Là một trong những tờ báo được coi là uy tín nhất trong làng báo Việt
Bài viết trên báo Tuổi Trẻ, khuấy động làng báo giấy ủng hộ phong trào "diệt tầm gửi". Ảnh chụp từ màn hình. |
Trả lời PV Chất lượng Việt Nam,ông Huy Thọ, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo này cho biết: “ Trước đây Tuổi Trẻ cùng một số tờ báo in khác như Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động…đã ký với nhau một văn bản thỏa thuận về chuyện bảo vệ bản quyền này. Theo đó, các tờ báo in này có quyền sử dụng tin bài của nhau trên trang báo điện tử của mình, miễn phải ghi rõ nguồn. Nhưng, đối với các báo điện tử thuần túy thì không; và ngược lại các tờ báo in này cũng sẽ không lấy lại những gì của các báo điện tử khác.
Nhắc lại một chuyện cũ để thấy rằng chúng tôi, cũng như nhiều tờ báo khác đã có ý thức và cả hành động để bảo vệ bản quyền của mình, cũng như tôn trọng bản quyền của các báo điện tử. Tuy nhiên, dù đã công khai nguyên tắc trên trước công luận, nhưng nó vẫn thường xuyên vi phạm.
Sự vi phạm đã dẫn đến nhiều chuyện rất buồn cười, ví dụ như ở tờ báo Xuân năm 2012, chúng tôi có những bài phỏng vấn độc quyền với một số vị tướng cao cấp của Bộ Quốc phòng, của Hải quân; nhưng chỉ vòng một tuần sau thì chúng tôi tình cờ xem trên mạng lại thấy bê nguyên xi, những dẫn nguồn của một báo khác! Rõ ràng, đó là một sự vi phạm bản quyền nghiêm trọng; đồng thời nó cũng vi phạm đạo đức của báo chí”.
Chẳng ai có thể chấp nhận cái việc một trang thông tin điện tử sống trên lưng người khác. Chúng tôi biết có những trang thông tin điện tử chẳng có đầu tư gì về nhân lực, mà chỉ cần vài người ngồi lấy lại tin bài của các báo khác, hoặc xào nấu sản phẩm của người khác thành của mình.
Có lúc, chúng tôi không đưa sớm những bài nóng trên báo in của mình lên mạng, nhưng đã có trang tin ngồi gõ lại bài nóng ấy để tung lên trang của mình! Vì vậy, đã đến lúc những người làm báo chân chính cần phải bắt tay nhau để “chiến đấu” với nạn xâm phạm bản quyền này. Riêng với Tuổi Trẻ, chúng tôi chưa thể thông tin chi tiết kế hoạch của mình trong việc bảo vệ bản quyền, nhưng chắc chắn sẽ có hành động, và hành động ấy sẽ bài bản hơn trước đây”.
Làm triệt để
Là tờ báo “thắp lửa” cho cuộc đấu tranh của những nhà báo chân chính, chống lại việc ăn cắp bản quyền, “đạo” báo, báo Petrotimes dự kiến sẽ tiếp tục có kiến nghị với các trang thông tin tổng hợp khác.
Sau Petrotimes, báo Dân Trí và VnExpress đã gửi văn bản yêu cầu Baomoi.com thực hiện đúng pháp luật. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bước đầu, Baomoi.com đã đưa bạn đọc về đúng trang nguồn, sau khi click vào tin bài “copy lại” của Baomoi.
Tuy nhiên, nhiều nhà báo đánh giá, đó chưa phải là thực hiện nghiêm luật Bản quyền, vì cần phải xin phép cả tác giả và tòa soạn tờ báo, mới được lấy tin.
Chống thái độ “xét lại”
Chiều tối qua, 6/3, trao đổi vớiChất lượng Việt Nam, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, ông đã biết việc Petrotimes dọa kiện Baomoi.com và hiện tượng vi phạm bản quyền, vi phạm đạo đức báo chí.
Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay, theo ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập Petrotimes, đang có hiện tượng “chùn tay” ở lãnh đạo một số báo, với phong trào “diệt tầm gửi” này.
Lý do là chính trong anh em phóng viên cũng có hiện tượng “xào xáo” của nhau và có thể, một số tờ báo cũng “bắt tay” với ông chủ các trang tin điện tử.
Bởi vậy, nhiều nhà báo đề xuất, phong trào này nên tiến hành làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là diệt tận gốc các trang tin điện tử “ký sinh” trong làng báo, vi phạm Luật Bản quyền. Giai đoạn 2, lâu hơn, mới là “xốc lại” đạo đức báo chí trong những người cầm bút…
Hoàng Tuân