【bxh giải hy lạp】Bình Phước: Đặc sắc lễ hội Phá bàu của đồng bào Khmer
Đây là lễ hội truyền thống lâu đời,ướcĐặcsắclễhộiPhaacutebagraveucủađồbxh giải hy lạp thể hiện nhiều giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, đa dạng của cộng đồng người Khmer.
Toàn cảnh trên cao của lễ hội Phá Bàu tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Truyền thống của lễ hội Phá Bàu
Ông Lâm Bắc, Trưởng ban hội tử chùa Sóc Lớn cho biết, những năm qua, các ban, ngành, đoàn thể, già làng đã phối hợp tổ chức 98 lần lễ hội Phá Bàu. Đây là hoạt động lễ hội truyền thống, là loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo riêng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Lễ hội Phá Bàu phản ánh rõ nét đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và nương rẫy. Thông qua lễ hội, người Khmer ở Lộc Khánh cầu mong sự bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở, đồng thời là dịp để cộng đồng người Khmer trong và ngoài sóc gặp gỡ, chia sẻ tình cảm, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất thể hiện tinh thần đoàn kết, nhắc nhớ các giá trị văn hóa của cộng đồng được lưu giữ. Đây cũng là hoạt động chào mừng năm mới tết cổ truyền Chol Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer.
Điệu múa đánh bắt cá của đồng bào Khmer tại lễ hội Phá Bàu
Lễ hội được cộng đồng người Khmer gọi là Dua Tpeng (nghĩa là xuống bàu, phá bàu). Họ cũng quy định sẽ ấn định ngày cho cả cộng đồng cùng tổ chức lễ hội Dua Tpeng để khai thác thủy sản trong bàu. Thông thường, đồng bào Khmer sẽ tổ chức lễ hội vào cuối mùa nắng (khoảng tháng Ba âm lịch), trước khi tổ chức tết Chol Chnam Thmây.
Lễ hội Phá Bàu là một hoạt động văn hóa đã có từ lâu đời và được lưu truyền qua các thế hệ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Trước đây, lễ hội Phá Bàu được cộng đồng người Khmer duy trì ở nhiều nơi, riêng xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cũng tổ chức lễ hội tại các bàu nước như: bàu K’Pot, bàu Sa Lét, bàu Cá lóc, bàu Sen… Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức lễ hội chỉ còn được người Khmer duy trì hằng năm ở khu vực xã Lộc Khánh. Các bàu nước khác trong xã bị chuyển đổi chức năng, người dân và chính quyền địa phương thống nhất chỉ giữ lại bàu Sen để cộng đồng thực hiện lễ hội Phá Bàu.
Các nghi lễ tại lễ hội Phá Bàu
Để thực hành nghi lễ cúng thần linh trong lễ hội, có 4 thành phần am hiểu các phong tục, tập quán và có uy tín trong cộng đồng được lựa chọn, gồm: Già làng làm chủ lễ, một đại diện cho người lớn tuổi nhất trong sóc, một người sắp xếp lễ vật và một người phụ giúp. Công tác chuẩn bị lễ vật để cúng thần linh sẽ được già làng và một số thành viên lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng trực tiếp chuẩn bị. Các lễ vật sẽ được chuẩn bị thành 2 phần, một phần cúng tại miếu ông Tà và một phần dùng để cúng thần linh tại bàu nước - nơi diễn ra lễ hội Phá Bàu. Đặc biệt, lễ vật cúng thần linh có đầu heo luộc do già làng đã chọn từ trước. Khi cắt phần đầu heo, người làm thịt phải khéo léo để lại phần thịt ở cổ, khi luộc dây thịt phía sau cổ sẽ được quấn lên che lại phần ngang mắt của đầu heo.
Các già làng chuẩn bị lễ vật để cúng
Đồng bào Khmer và các vật dụng truyền thống để chuẩn bị xuống bàu bắt cá
Các sư tụng kinh cầu bình an cho nhân dân trước khi diễn ra lễ hội
Chiều hôm trước khi diễn ra lễ hội, thanh niên trong các sóc làm chòi, gồm 1 chòi lớn cho già làng và các đại biểu ngồi tham dự, mỗi sóc có 1 chòi riêng để bà con tham dự lễ hội tránh nắng, tổ chức các hoạt động giao lưu. Cũng trong chiều hôm đó, tại nhà già làng còn diễn ra các hoạt động như tập lại các trò chơi dân gian, các điệu múa truyền thống sẽ trình diễn tại lễ hội; chuẩn bị làm thịt heo, nấu cơm ống, canh thụt, xôi... để làm lễ vật cúng thần linh.
Mỗi chòi được trang trí các vật dụng truyền thống của đồng bào Khmer
Sáng sớm diễn ra ngày hội, những người lớn tuổi trong các sóc tập trung tại nhà già làng chuẩn bị lễ vật và làm cây bông bằng lá trầu để cúng thần linh. Sau đó, già làng cùng một số người phụ giúp được phân công mang lễ vật đến miếu ông Tà cúng để xin phép được tiến hành lễ hội. Khi các nghi lễ cúng tại miếu ông Tà kết thúc, các thành viên di chuyển về bàu nước để thực hiện các nghi lễ của lễ hội.
Khi lễ cầu an kết thúc, bà con góp chút công đức cho các sư cầu bình an cho năm sau
Để sắp xếp lễ cúng, già làng đặt lễ vật tại hướng Tây của bàu nước và nhìn về hướng Đông để cúng. Sau đó, già làng ngồi tại mâm cúng để khách đến tham dự lễ hội chào hỏi cũng như mời rượu cảm ơn. Khi hoàn tất các nghi thức, bà con tổ chức các trò chơi truyền thống như: Bós Chhun (ném khăn), Léc Com Seng (dấu khăn) và Bon Pul Treng (thuốc cá bằng trái buông). Các trò chơi này có các bài hát kèm theo, những người chơi vừa thực hiện các động tác vừa hát các bài hát có liên quan để cổ vũ, làm cho không khí vui tươi, rộn ràng hơn.
Trò chơi bịt mắt đập niêu được thanh niên hưởng ứng tham gia nhiệt tình
Đặc biệt, trò Bon Pul Treng, giã trái buông thả xuống bàu nước làm cho cá và một số loài thủy sản trở nên lờ đờ, bắt dễ dàng hơn thu hút đông người dân háo hức tham gia. Trái buông giã xong, thả xuống nước, già làng sẽ cầm tù và vừa thổi vừa đi 3 vòng quanh bàu nước. Khi thực hiện xong, già làng sẽ dùng dùi gỗ đánh vào chiếc mõ 3 tiếng, đây là thông điệp cho phép dân làng được xuống bàu đánh bắt thủy sản. Lúc này, người dân với những vật dụng đã được chuẩn bị từ trước sẽ nhanh chóng tiến xuống bàu nước để đánh bắt. Những người trên bờ sẽ hát, múa lăm thôn để động viên, cổ vũ, tạo nên không khí náo nhiệt.
Ánh mắt vui mừng của đồng bào khi bắt được những con cá đầu tiên tại lễ hội
Theo quan niệm của người Khmer xã Lộc Khánh, khi tham gia lễ hội Phá Bàu, trong quá trình bắt cá, ai bắt được con cá to trước thì được xem là có phúc, họ sẽ dâng cho già làng để thể hiện sự tôn kính và cảm ơn công lao những người lớn tuổi. Ngoài ra, các gia đình khi bắt được cá, đưa lên bờ cho thành viên trong gia đình chế biến để thưởng thức và làm thực phẩm giao lưu hoặc cất để đem về nhà. Ở trên bờ, những người đàn ông tổ chức nướng cá cũng như chế biến các món ăn truyền thống để giao lưu, hát múa với các điệu múa, bài hát truyền thống… Khi thủy sản dưới bàu nước được thu hoạch hết cũng là lúc kết thúc lễ hội.
Những con cá to khi bắt được, người dân sẽ dành tặng các già làng
Bảo tồn, gìn giữ văn hóa của lễ hội Phá Bàu
Lễ hội Phá Bàu là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể hiện các loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với đời sống tinh thần của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng và cộng đồng người Khmer ở Bình Phước nói chung. Lễ hội còn thể hiện văn hóa ứng xử với môi trường sống, môi trường tự nhiên của con người, là nơi bảo tồn các công cụ đánh bắt truyền thống của người Khmer. Đồng thời thể hiện tính giáo dục, văn hóa ứng xử cộng đồng, lòng kính trọng “bề trên” và những người có công đối với dân làng. Lễ hội cũng là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, sự giao lưu tình cảm không chỉ giữa các cư dân trong sóc mà cả với cộng đồng cư dân các khu vực khác. Những cuộc giao lưu tại lễ hội làm xóa đi khoảng cách không gian, xóa đi những định kiến.
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchtại TP. Hồ Chí Minh (bìa phải) trao chứng nhận Lễ hội Phá Bàu là di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo và nhân dân địa phương - Ảnh: Hoàng Giáp.
Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Phá Bàu của người Khmer được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4615/QĐ-BVHTTDL ngày 20-12-2019.
相关文章
Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
Dự báo thời tiết Hà Nội và các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ h&oci2025-01-26Kịch về đề tài Hoa hậu chỉ gắn mác 16+
Ngày 21/9, Nhà hát Kịch Việt Nam họp báo công bố về việc phối hợp2025-01-26Sử dụng vốn vay hiệu quả để đảm bảo an toàn nợ công
Việc quản lý, sử dụng hiệu quả các khoản vay sẽ góp phần đảm bảo an toàn nợ công. Ảnh: Đăng Anh Vay2025-01-26Báo chí và đại biểu Quốc hội có mối quan hệ mật thiết
Đối với Thời báo Tài chính Việt Nam (TBTCVN), nhiều ĐBQH trở thành “cộng tác viên” đắc lực, có những2025-01-26Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
Xem Video:Liên quan đến dự án metro Bến Thành - Suối Tiên sắp được đưa v&a2025-01-26Ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Lễ ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói. Ảnh2025-01-26
最新评论