【kèo 2.5/3】Cổ phần hóa tạo “cú hích” mạnh mẽ cho DN và nền kinh tế
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:37:40 评论数:
Theo kết quả tổng hợp của Bộ Tài chính tại 350 DN sau CPH năm 2015 cho thấy, so với năm trước khi CPH lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Ngoài ra, theo ông Dũng, sự ra đời của các công ty cổ phần qua CPH tiếp tục làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển. Thông qua CPH, Nhà nước có thêm nguồn thu cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; DN có điều kiện để huy động các nguồn lực đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh…
Ông Dũng cũng đánh giá, việc CPH một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và DNNN quy mô lớn gắn với bán đầu giá và niêm yết trên thị trường chứng khoán đã cung cấp cho thị trường chứng khoán hàng hóa có chất lượng, tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường vốn, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch và kiểm soát của xã hội đối với hoạt động của DN.
Từ năm 2011-2015 có 276 DN CPH bán đấu giá cổ phần lần đầu với tổng số cổ phần chào bán là 3.068 triệu cổ phiếu, trị giá 17.558 tỷ đồng. Trong đó bán được 1.500 triệu cổ phiếu, trị giá 20.547 tỷ đồng, đạt 49% tổng số lượng cổ phần chào bán. Đến nay đã có 411 DN CPH niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong đó có 263 DN trên sàn TP.HCM và 148 DN trên sàn Hà Nội. Ngoài ra có 207 DN đăng ký giao dịch trên sàn Upcom. Riêng giai đoạn 2011-2015, có 67 DN niêm yết (43 DN trên sàn Hà Nội, 24 DN trên sàn TP.HCM); Ngoài ra có 128 DN đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.
Kết quả thoái vốn còn hạn chế
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về công tác thoái vốn khỏi ngành, lĩnh vực, ngành nghề không thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…), giai đoạn 2011-2015, dự kiến thoái khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ thoái được 42%, do đó còn 58%, tương đương khoảng 15.000 tỷ đồng phải thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020.
Về thoái vốn nhà nước tại các DN đã CPH theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, theo báo cáo của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước về kết quả IPO giai đoạn 2011-2015 của 426 DNNN CPH, chỉ có 254 DNNN (chiếm 60%) bán được hết cổ phần và 172 DNNN (chiếm 40%) không bán được hết cổ phần theo phương án CPH được phê duyệt. Báo cáo của UBCKNN cũng cho hay, năm 2015, có 128 DN IPO bình quân bán được khoảng 36% tổng số lượng cổ phần chào bán.
Ngoài ra, có 63% số DN Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó có 16% số DN, Nhà nước nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Sau khi IPO, tính bình quân Nhà nước còn nắm giữ 81% vốn điều lệ tại DN, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 9,5%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7,3%, người lao động và tổ chức công đoàn nắm giữ 2,2%. Do đó, ông Nguyễn Trọng Dũng cho hay, thời gian tới sẽ tiếp tục thoái vốn tại các DN này nhằm kéo giảm tỷ lệ sở hữa của Nhà nước.
Về việc thoái vốn tại 10 DN lớn như Vinamilk, Sabeco, Habeco... theo chỉ đạo của Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, 9% vốn tại Vinamilk dự kiến sẽ được bán vào đầu tháng 12 tới. Đối với 9 DN lớn còn lại, SCIC đang lên phương án nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu, bên cạnh hiệu quả cao nhất cho vốn Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản trị cho DN, tạo động lực cho DN phát triển.