【kết quả eintracht frankfurt】Chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2016: Đồng euro là một sai lầm
Theo RT, đó là nhận định của nhà kinh tế học người Mỹ gốc Anh Oliver Hart với Euractiv. Theo giáo sư Đại học Havard giành giải Nobel Kinh tế 2016, Brussels “đã đi quá xa trong quyền lực tập trung” và “nếu Brussels từ bỏ xu hướng này, EU có thể tồn tại và phát triển. Nếu không, EU có thể thất bại”.
Giáo sư Hart cho rằng, 28 quốc gia thành viên EU không “đủ tương đồng” để được xem là một thực thể đơn nhất và việc bản thân việc cố buộc các quốc gia này lại thành một đã là một “lỗi”.
Theo kiến nghị của giáo sư Hart, Brussels nên trao trả quyền lực cho các quốc gia thành viên, tuy nhiên, vẫn có thể giữ lại quyền kiểm soát ở “một số khu vực quan trọng” như tự do thương mại và tự do đi lại của công nhân.
Ông cũng thể hiện mạnh mẽ quan điểm “đồng euro là một sai lầm”. Đây là quan điểm của giáo sư Hart từ khi liên minh tiền tệ này ra đời. Giáo sư Hard cho rằng nếu trong tương lai, EU từ bỏ chính sách đồng tiền chung, chuyện sẽ khả quan hơn. Ông đánh giá Anh đã “rất khéo léo” khi không tham gia hệ thống đồng tiền chung này.
Trong khi đó, nhà kinh tế học người Phần Lan, giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts ông Bengt Holmstrom cho biết EU cần “tái định nghĩa các ưu tiên của khối, giới hạn các hoạt động… để tập trung vào những việc có thể làm với các vấn đề quan trọng”.
Ông cho rằng EU phải “rõ ràng hơn và đơn giản hơn” hệ thống quản lý và quy tắc rường cột của khối bằng cách “làm điều gì đó”.
Giáo sư Hart và Holmstrom cùng giành giải Nobel Kinh tế 2016 vì sự đóng góp cho học thuyết khế ước.