88Point88Point

【kq anh b】Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024

Thúc đẩy đầu tưcông là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.  Ảnh: Đức Thanh

Rủi ro vẫn chực chờ

Kinh tếViệt Nam đang phục hồi tích cực,ềnkinhtếtăngtốcđểvềđíchkếhoạchnăkq anh b với tăng trưởng GDP quý III là 7,4%, còn 9 tháng là 6,82%, song góc nhìn về nền kinh tế không phải hoàn toàn màu hồng. Các cảnh báo về những rủi ro chực chờ của nền kinh tế trong quý cuối năm, thậm chí kéo dài sang quý đầu năm 2025 vẫn đang tiếp tục được đưa ra.

Khi thẩm tra báo cáo kinh tế của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã nhấn mạnh những khó khăn, thách thức đến từ môi trường kinh tế thế giới, cũng như những hạn chế nội tại mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Yêu cầu của Ủy ban Kinh tế là cần đánh giá “sâu sắc và kỹ hơn” một số vấn đề, để có thể nhìn nhận đầy đủ, khách quan, toàn diện hơn về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024.

Nổi bật trong số đó là tổng cầu phục hồi yếu, với cầu tiêu dùngthấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm, tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện.

Trên thực tế, những điều đó cũng đã được chỉ ra. Hôm Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương và họp phiên thường kỳ tháng 9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu tới 5 vấn đề mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

“Các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần quyết liệt hơn nữa để cải thiện, tháo gỡ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, về phía cầu, thì tốc độ phục hồi đầu tư còn chậm, nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước chưa được thúc đẩy, kích hoạt một cách hiệu quả, 9 tháng chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 tăng 15,9%).

Câu chuyện đầu tư của cả khu vực nhà nước và tư nhân còn thấp trong thời gian gần đây đã được các chuyên gia nhắc tới rất nhiều. Ở một nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư nhiều như Việt Nam, chuyện đầu tư thấp sẽ ảnh hưởng không chỉ tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà còn cả trong việc tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển giai đoạn sau.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng bày tỏ sự lo lắng về đầu tư tư nhân sau 9 tháng chỉ tăng 7,1%, thấp hơn giai đoạn trước dịch (giai đoạn này tăng 17,3%). “Nguyên nhân vấn đề này là gì? Do thể thế hay do gì, cần phải tháo gỡ”, ông Nguyễn Khắc Định nói.

Những khó khăn khác được ông Định nhắc đến còn là giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch, địa phương giải ngân chậm hơn Trung ương, cũng như những khó khăn của khu vực doanh nghiệp. “Trong 9 tháng, doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 9,7% so với cùng kỳ, nhưng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại tăng 21,5%, cao nhất trong 7 năm”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây cũng là một trong những nội dung cần chú ý. Hơn nữa, đó còn là chuyện xuất khẩu tới đây sẽ khó khăn hơn, sức mua trong nước còn tăng thấp và ngay cả khu vực dịch vụ, thì mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay còn nhiều khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy, 9 tháng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới đạt 12,7 triệu lượt, còn cách tới 5,3 triệu lượt khách mới đạt mục tiêu đề ra.

Tương tự, sản xuất công nghiệp cũng chưa phải hoàn toàn “xuôi chèo, mát mái”, dù đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng và trở lại là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong 9 tháng qua. Số liệu thống kê cho thấy, vẫn còn 3 địa phương có Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) giảm. Việc Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm trong tháng 9 cho thấy, sức khỏe ngành sản xuất yếu đi ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Đó là điều đáng chú ý.

Tăng tốc để về đích

Khá nhiều yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý cuối cùng của năm, thậm chí là kéo dài sang cả quý đầu năm 2025. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều yếu tố cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa trong quý IV/2024, để cả năm có thể vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra.