Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo. |
Nhận định trên được nêu tại báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội,ưatậndụngđượcnguồnlựcngànhdulịchvẫnkhókhăty sô ngoai hang anh về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023.
Báo cáo được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày sáng 21/8, trước khi các vị đại biểu chất vấn trực tiếp các vị bộ trưởng, trong phiên họp thứ 36 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Cường cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 6 nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023, liên quan tới 9 lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch; tư pháp; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nội vụ; thanh tra; tòa án; kiểm sát.
Với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, theo báo cáo, nhiều văn bản cụ thể hóa và triển khai các chính sách phục hồi, phát triển du lịch được ban hành. Ngoài chính sách hỗ trợ chung về thuế, phí, chính sách tín dụng, an sinh xã hội, ngành du lịch đã được hưởng một số chính sách riêng: giảm tiền thuê đất; giảm giá bán điện cho cơ sở lưu trú du lịch; giảm tiền ký quỹ kinh doanh, phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành…
Nhìn chung, các chính sách này đã trực tiếp hỗ trợ tài chínhcho doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp duy trì, ổn định, mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, các cơ quan của Quốc hội đánh giá, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ đối với ngành du lịch còn một số bất cập. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng thời gian đầu triển khai đã phát sinh một số vướng mắc, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm có kết quả giải ngân thấp.
Một số chính sách chưa tạo ra tác động tích cực đối với doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch do thời gian đầu phục hồi sau dịch COVID-19, doanh nghiệp có doanh thu thấp hoặc hoạt động cầm chừng.
Nguồn lực đầu tưphục vụ phục hồi và phát triển du lịch còn hạn chế. Việc giao vốn cho các dự án, nhiệm vụ được đầu tư từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội còn chậm; theo Nghị quyết số 11/NQ-CP , Chương trình được thực hiện trong 2 năm (2022 - 2023) nhưng đến tháng 9/2022 mới được chính thức giao vốn.
Nguồn lực đầu tư phục vụ phục hồi và phát triển du lịch còn hạn chế. Việc giao vốn cho các dự án, nhiệm vụ được đầu tư từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm. Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP , Chương trình được thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023 nhưng đến tháng 9/2022 mới được chính thức giao vốn – báo cáo nêu.
Về triển khai Luật Du lịch, xây dựng chính sách phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tổng thư ký Quốc hội cho hay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để triển khai thực hiện Luật Du lịch cùng nhiều đề án về lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Luật Du lịch còn một số hạn chế, bất cập. Một số chính sách trong Luật Du lịch còn chung chung, chưa được hướng dẫn triển khai thực hiện; việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật còn chậm ... chính sách ưu đãi đối với ngành du lịch chưa được cụ thể hóa rõ trong một số luật, quy định liên quan.
Du lịch chưa thuộc danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020, chưa thuộc danh mục lĩnh vực được thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư năm 2020. Các chính sách phát triển kinh tế đêm gắn với thu hút khách du lịch còn vướng các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, lao động... Một số loại hình du lịch và mô hình kinh doanh du lịch mới phát sinh theo xu hướng thị trường và nhu cầu của xã hội chưa được điều chỉnh.
Bên cạnh đó, việc cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được triển khai nhưng còn chậm , ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Năng lực quản lý, điều hành Quỹ còn hạn chế; việc điều hành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch còn vướng mắc vì cơ chế theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng hoạt động lại như đơn vị sự nghiệp; một số nội dung trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ chưa phù hợp với các quy định hiện hành về tài chính, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài sản công; mô hình quản lý, hoạt động cụ thể của quỹ chưa được xác định rõ ràng dẫn đến khó khăn trong xếp hạng, đánh giá hoạt động hàng năm để thực hiện việc trích lập các quỹ theo quy định.
Theo báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội, ngành du lịch vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế của thế giới, chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới. Tình trạng thiếu nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao vẫn chưa được khắc phục. Nguồn lực dành cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Việc kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng còn chậm. Công tác điều tra, thống kê du lịch còn nhiều khó khăn, bất cập; phương pháp, tiêu chí thống kê không thống nhất.
Sau khi nghe báo cáo, trong sáng nay, đại biểu sẽ chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch.