【2bong mobi】Mất hàng chục tấn ngô giống chỉ vì kiểm dịch thực vật?

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:19:35 评论数:

mat hang chuc tan ngo giong chi vi kiem dich thuc vat

Ảnh minh họa. Ảnh internet.

“Tiệt đường nẩy nở”

Đại diện DN (DN không muốn đề cập danh tính) cho biết, đầu năm 2014, DN làm thủ tục NK một lô hàng 60 tấn ngô giống từ Ấn Độ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I. Theo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lí chuyên ngành tại Ấn Độ lô hàng này có tỉ lệ nẩy mầm từ 90% đến 93%. Sau khi lô hàng về đến cảng Hải Phòng, Chi cục Bảo vệ thực vật Vùng I (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xử lí kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông trùng với thuốc Mathyl Bromide (CH3Br) với liều lượng cao 100 g/m3 trong 72 giờ.

Sau khi hoàn thành công tác kiểm dịch theo phương pháp trên, DN gửi mẫu đi kiểm nghiệm tại Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia. Theo kết quả kiểm định của Trung tâm, tỉ hạt nẩy mầm thành cây bình thường chỉ đạt 31 cây, trong khi đó có tới 65 hạt chết và 4 hạt thành cây mầm không bình thường. Tỉ lệ nẩy mầm này không đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn kĩ thuật QCVN01-53:2011/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Và nghiễm nhiên lô hàng của DN không được phép NK.

Theo đại diện DN, dù chưa có kết luận về nguyên nhân khiến tỉ lệ nẩy mầm của lô hàng giảm nghiêm trọng so với chứng nhận của nước XK, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia việc sử dụng thuốc CH3Br chính là tác nhân gây ra “thảm họa” cho DN. Cụ thể, theo đại diện Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lô hàng có tỉ lệ nẩy mầm thấp có thể do việc xử lí xông trùng bằng thuốc CH3Br với liều lượng cao 100 g/m3 trong 72 giờ đã làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.

Ngay chính ông Hoàng Trung - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cũng thừa nhận, có DN cũng đã phản ánh với Cục về việc này (khử trùng bằng Methyl Bromide khiến giống bị hỏng, không thể nẩy mầm). Cái này đúng là bất khả kháng, bởi nhiều lô giống NK từ Ấn Độ thường xuyên phát hiện có mọt TG (theo Cục Bảo vệ thực vật đây là một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, kể cả ngô, bông, lúa giống, hạt cải... đều nhiễm rất nặng) và các mọt khác rất nguy hiểm, chỉ có xử lí bằng Methyl Bromide mới hoàn toàn có hiệu quả. Đúng là điều này gây khó khăn cho DN.

Và cũng chính vì mực độ nguy hại khi sử dụng thuốc CH3Br để xông trùng đối với hạt giống nên hiện nay Cục Bảo vệ thực vật đang tạm thời ngừng cấp giấy phép kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng NK từ Ấn Độ.

Doanh nghiệp lãnh đủ

Vấn đề đặt ra là lô hàng nêu trên được NK về trước thời điểm Cục Bảo vệ thực vật tạm ngừng cấp giấy phép kiểm dịch thực vật. Và nếu như đã biết được mức độ nguy hại như thế khi sử dụng thuốc CH3Br đối với hạt giống, tại sao khi cấp giấy phép kiểm dịch thực vật Cục lại không có cảnh báo trước cho DN?

Không chỉ mất trắng hàng chục tấn ngô giống trị giá hàng trăm nghìn USD mà DN này còn gặp nhiều hệ lụy như bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt là vấn đề khắc phục hậu quả, dù đây là hành vi mà DN không cố tình hay nói đúng hơn là bị rơi vào thế phải vi phạm. Theo Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị ban hành quyết định xử lí vi phạm) đây là lần đầu tiên DN bị vi phạm trong quá trình làm thủ tục tại đơn vị.

Đại diện DN cho biết, dù tình huống này DN không cố tình những khi có quyết định của cơ quan Hải quan, DN đã chấp hành ngay việc nộp tiền phạt. Nhưng khó khăn cho DN chính là thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Bởi việc tái xuất là không thể thực hiện vì đối tác sẽ nhận lại lô hàng không đạt chất lượng như khi họ xuất đi và cơ quan quản lí của Ấn Độ cũng sẽ không cho NK lô hàng không đạt chất lượng như vậy. Việc tiêu hủy cũng gây thêm nhiều tốn kém, thiệt hại cho DN vì không chỉ đã bị mất hàng trăm nghìn USD tiền mua hạt giống, nay DN còn phải mất thêm chi phí để tiêu hủy.

Để hạn chế thiệt hại về tài chính, DN đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép được tiêu hủy lô hàng để làm phân bón. Theo Cục Trồng trọt, cơ quan Hải quan có thể xem xét, cho phép DN thực hiện phương án này để giảm bớt thiệt hại thêm cho DN vì thực chất lô hàng có tỉ lệ nẩy mầm thấp nên bên xuất khẩu sẽ không nhập lại, hơn nữa thuốc CH3Br là thuốc được phép sử dụng và không gây thiệt hại cho con người, môi trường.