88Point88Point

【kết quẩ bóng đá】Bắc Ninh nhộn nhịp mùa lễ hội

Tháng giêng là tháng ăn chơi. Xem ra câu ca ấy khá hợp với người dân Kinh Bắc - Bắc Ninh:

Mồng bốn là hội kéo co
Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về
Mồng sáu đi hội Bồ Đề
Mồng bảy trò về đi hội Đống Cao
Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Trở về hội Gióng…

Ngày nay,ắcNinhnhộnnhịpmùalễhộkết quẩ bóng đá nói đến Bắc Ninh, nhiều người thường gọi đó là xứ sở của những ngôi chùa cổ, và xứ sở của những lễ hội truyền thống. Trong ký ức tuổi thơ của tôi còn gập tràn không khí của những ngày hội làng, hội tổng. Tết xong, tháng một, hay theo cách gọi của người Việt “tháng giêng” thật sự là “tháng ăn chơi” vì lễ hội triền miên. Hội làng này, sang làng khác. Cứ thế, hội kéo dài cho tới hết 3 tháng xuân.

Tháng giêng - nhộn nhịp mùa trẩy hội trên đất Kinh BắcBắc Ninh - vùng đất giàu truyền thống văn hóa

Hội chùa Phật Tích, hay còn gọi là hội Hoa mẫu đơn là ngày hội sớm nhất ở Bắc Ninh, mở màn cho mùa lễ hội của người Kinh Bắc. Chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước ta, nơi mà phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những ngày đầu. Nơi đây có pho tượng đá cổ và đẹp vào bậc nhất nước.

Cùng với hội chùa Phật Tích, vào ngày 4 tháng giêng (âm lịch) nhân dân Làng Đồng Kỵ, Từ Sơn lại tổ chức lễ rước Pháo đầu năm. Tương truyền, lễ hội này có từ thời Hùng Vương thứ 6, bắt nguồn từ việc tướng Thiên Cương về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc. Khi thắng giặc, Thiên Cương dẫn đoàn quân thắng trận trở về và làng mở hội khao quân. Tập tục đó vẫn được dân làng Đồng Kỵ duy trì cho đến ngày nay. Lễ rước Pháo là một nghi lễ không thể thiếu của nguời dân Đồng Kỵ mỗi dịp xuân về, quả pháo dài 2-3 mét, đường kính 40-50 cm được trang hoàng cầu kỳ. Ngày nay người dân Đồng Kỵ vẫn duy trì và tổ chức lễ hội truyền thống của làng nhưng những tràng pháo được thay bằng những mô hình.

 nhộn nhịp mùa lễ hội trên đất Kinh Bắc

Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ (Ảnh: giaoduc.net)

Từ sau ngày mồng 4, hội các làng bắt đầu nối tiếp nhau: hội làng Chõ mồng 5 tháng giêng, hội làng Thọ Trai mồng 7, hội làng Tam Sơn mồng 8, hội làng Móng mồng 9, hội làng Đại Tảo mồng 10, hội làng Chè 11… và nổi tiếng nhất có lẽ là hội Lim. Không phải ngẫu nhiên người ta bảo hội Lim (Tiên Du) là lễ hội đặc sắc vùng quan họ. Không biết bởi duyên trời hay tình người quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về”… Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.

nhộn nhịp mùa lễ hội trên đất Kinh Bắc
Hát quan họ là hoạt động văn hóa đặc sắc trong các lễ hội của vùng quê Bắc Ninh (Ảnh: Internet)

Ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim – trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát quan họ và các trò chơi dân gian. Cùng với việc duy trì các trò truyền thống như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, trò bịt mắt bắt dê và kéo co. Bên đình Lim, trong Nội Duệ, Lũng Sơn, Duệ Đông các liền anh, liền chị sở tại rong thuyền rồng hát quan họ phục vụ du khách thập phương. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc. Những người đến hội Lim lần đầu tiên hẳn ngạc nhiên bởi hiếm có vùng nào lễ hội lại diễn ra trên khoảng không gian rộng như vậy.

Lễ hội truyền thống là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Là dịp để mỗi chúng ta, những thế hệ hôm nay nhớ về công ơn của các bậc tiền bối ngày xưa. Đây cũng là cách để giáo dục văn hóa, giáo dục lòng yêu nước cho giới trẻ.

Một mùa xuân nữa lại về, và người dân Kinh Bắc – Bắc Ninh lại nô nức, kéo nhau đi trẩy hội để cầu chúc cho một năm mới tốt lành, mùa màng tươi tốt. Hy vọng rằng, trong mùa lễ hội năm nay, những ai có điều kiện về với Bắc Ninh, về với hội Lim sẽ thật sự cảm thấy hài lòng và có dịp quay lại ở mùa hội năm sau.

Valentine 14/2: Nguồn gốc và ý nghĩa
赞(32271)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quẩ bóng đá】Bắc Ninh nhộn nhịp mùa lễ hội